Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG

Phạm Tiến - 08:57, 03/04/2024

Tính lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có 1.176 hộ gia đình người DTTS được an cư lập nghiệp trong những ngôi nhà kiên cố. Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã và đang tạo cơ hội an cư lập nghiệp tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS, đồng thời làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng miền núi.

(Bài KH) An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư của các chương trình MTQG
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị (người mặc áo kẻ) cùng ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch huyện Đakrông (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG

Đakrông là huyện biên giới có đông đồng bào DTTS sinh sống. Do địa hình đồi núi dốc, diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại ít nên tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh. Đi cùng với tỷ lệ hộ nghèo, số hộ có nhà ở chưa đảm bảo cũng cao. Đây là vấn đề địa phương luôn quan tâm, thế nhưng tiềm lực có hạn nên chưa thể hỗ trợ, giải quyết triệt để vấn đề nhà tạm, nhà đột…

 Giai đoạn 2021-2025, Nhà nước đồng thời triển khai 3 Chương trình MTQG: Xây dựng nông thôn mới (NTM); Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đây là nguồn lực lớn giúp Đakrông giải quyết căn bản vấn đề an sinh về nhà ở, đặc biệt là nhà ở tạm, nhà ở chưa đảm bảo của hộ đồng bào DTTS.

Bắt tay vào thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Đakrông đã ban hành kế hoạch cụ thể. Trong đó, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa để đưa vào danh mục tiến hành đầu tư. Qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có nơi ở ổn định. Đồng bào sớm yên tâm lao động sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.

Gia đình bà Hồ Thị Múa (dân tộc Bru Vân Kiều) ở thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó, huyện Đakrông thuộc diện hộ nghèo ở địa phương. Nhiều năm qua, gia đình sinh sống trong căn nhà sàn nhỏ tạm bợ. Đầu năm 2023, gia đình bà được xã xét hỗ trợ xây dựng nhà ở thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Sau một thời gian xây dựng, căn nhà cấp bốn kiên cố của gia đình bà Múa đã cơ bản hoàn thành, kịp dọn vào ở trong dịp tết Nguyên đán 2024. Bà Múa phấn khởi nói: “Chồng tôi mất sớm, một mình tôi nuôi các con rất vất vả. Chỉ dựa vào vài sào ruộng và sản xuất hoa màu nên không có dư giả để làm nhà để ở. Nay được nhà nước hỗ trợ xây căn nhà mới, tôi vui lắm”

Trường hợp gia đình anh Hồ Văn Giang, hộ nghèo ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó thì được hỗ trợ xây dựng nhà ở thuộc Chương trình MTQG 1719. Ngoài ra, anh còn được địa phương hỗ trợ vay vốn làm nhà với lãi suất ưu đãi. Ngay sau khi được hỗ trợ, vợ chồng anh tự bỏ công ra xây nhà nên tiết kiệm được nhiều chi phí. Hiện căn nhà đã hoàn thành, đưa vào sử dụng kịp trong dịp đón tết Nguyên đán 2024 vừa qua.

(Bài KH) An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư của các chương trình MTQG 1
Căn nhà của bà Hồ Thị Múa ở thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó được hỗ trợ xây dựng, đưa vào sử dụng đúng dịp tết Nguyên đán 2024

Anh Giang vui vẻ cho biết, giờ có nhà ở đoàng hoàng hơn trước, vợ chồng anh sẽ dành thời gian tính toán tìm cách phát triển kinh tế, tăng thu nhập để nuôi các con ăn học đầy đủ hơn. Đặc biệt, năm nay anh xin rút khỏi danh sách hộ nghèo để nhường các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước cho những hộ khó khăn hơn.

Giai đoạn 2021 – 2023 ở huyện Đakrông đã có 1.019 ngôi nhà được xây mới và sửa chữa nhờ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Trong đó, trên 98% đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo người DTTS. Quý I năm 2024, toàn huyện Đakrông tiếp tục có thêm 157 ngôi nhà của hộ đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được xây mới và sửa chữa. 

Nguồn lực từ các Chương trình MTQG đã và đang trao cơ hội an sinh lớn đối với hộ nghèo, hộ cần nghèo vùng DTTS, miền núi có khó khăn về nhà ở.

Tính lũy kế từ 2021 đến hết Quỹ I năm 2024, toàn huyện Đakrông đã xây mới, sửa chữa được 1.176 căn nhà cho hộ khó khăn về nhà ở. Trong đó, trên 98% số hộ thụ hưởng là người DTTS
Tính lũy kế từ 2021 đến hết quý I năm 2024, toàn huyện Đakrông đã xây mới, sửa chữa được 1.176 căn nhà cho hộ khó khăn về nhà ở. Trong đó, trên 98% số hộ thụ hưởng là người DTTS

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông nhấn mạnh: “Nội dung hỗ trợ nhà ở trong các Chương trình MTQG có ý nghĩa xã hội, nhân văn và vấn đề an sinh rất lớn. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng DTTS và miền núi, đây là cơ hội lớn để đồng bào được an cư trong những ngôi nhà đảm bảo tiêu chuẩn”.

Hiện nay, nhiều nội dung khác như: Đầu tư sinh kế; đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo tồn bản sắc gắn với phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, xây dựng các mô hình khởi sự, khởi nghiệp… từ nguồn lực các Chương trình MTQG đã và đang tiếp tục được đầu tư với kỳ vọng tạo được bước đột phá mạnh mẽ giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển toàn diện, đúng mục tiêu, kế hoạch đặt ra tại các chương trình. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.