Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đakrông (Quảng Trị): Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào DTTS

Phạm Tiến - 13:17, 03/03/2024

Đakrông (Quảng Trị) là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” đã và đang được các cấp chính quyền, đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện tích cực thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” đi vào đời sống đồng bào các DTTS ở huyện Đakrông
Đồng bào Pa Cô (Dân tộc Tà Ôi) ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông duy trì các buổi sinh hoạt văn nghệ truyền thống

Để sự nghiệp văn hóa nói chung phát triển toàn diện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói riêng đi vào chiều sâu, ngày 22 tháng 11 năm 2022, UBND huyện Đakrông đã ban hành Đề án: “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa”. Với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng, Đề án: “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” huyện Đakrông hướng đến mục tiêu đưa Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, thiết thực. 

Gắn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2022-2025 là có 70% hộ đồng bào DTTS, người dân ở miền núi được nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa. 

Các giá trị văn hóa đồng bào các DTTS ở địa bàn huyện bảo tồn và phát huy giá trị gắn với phát triển kinh tế xã hội. Duy trì 80% trở lên hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hoá, tiêu biểu, hạnh phúc hàng năm. Cùng với đó, 100% đơn vị cấp xã hàng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở...Từ mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn trong công cuộc phát triển văn hóa toàn diện theo chiều sâu, UBND huyện Đakrông đã xác định văn hóa là “gốc rễ” để phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” đi vào đời sống đồng bào các DTTS ở huyện Đakrông 1
Tiết mục văn nghệ của đồng bào DTTS ở thôn 5, xã Ba Lòng huyện Đakrông trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau hơn 1 năm thực hiện Đề án: “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa”, UBND huyện đã ban hành kế hoạch; chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền về nội dung, nhiệm vụ của đề án. Nhờ đó, đề án đã từng bước đi vào đời sống đồng bào các DTTS.

Đến nay, Đề án đạt được những kết quả khả quan, toàn huyện hiện có 76/78 thôn có quyết định công nhận hương ước. Tại cấp xã, 13/13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các hội nghị cấp ủy, chính quyền. Thông qua các ngày kỷ niệm truyền thống của các hội đoàn thể, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã kịp thời chuyển tải đến người dân về các nhiệm vụ, mục tiêu của đề án. 

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được quan tâm xây dựng. Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ở huyện ngày càng tăng; 100% xã, thị trấn đã quy hoạch đất dành cho các công trình thể dục thể thao. UBND huyện cũng phối hợp với Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh thu thập thông tin lập hồ sơ khoa học 5 di tích lịch sử, văn hóa đã được đặc cách xếp hạng cấp tỉnh.

Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” đi vào đời sống đồng bào các DTTS ở huyện Đakrông 2
Được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Đề án, nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều tiết mục văn nghệ truyền thống của đồng bào các DTTS ở Đakrông được bảo tồn, phát huy giá trị

Đặc biệt, được quan tâm của UBND huyện, nỗ lực của ngành văn hóa Lễ hội Ariêu Ping của người Pa Cô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đã thành lập được 17 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng DTTS và miền núi. 

Một số loại hình văn hóa phi vật thể như: văn hóa cồng chiêng, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ... của đồng bào DTTS được các nghệ nhân sưu tầm và lưu truyền. Trong năm 2023, huyện đã hỗ trợ chính sách cho 6 nghệ nhân ưu tú người DTTS lưu truyền, phổ biến các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống tại cộng đồng với tổng số tiền 68 triệu đồng.

Cùng từ nguồn vốn từ đề án, huyện Đakrông đã hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 15 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi, với tổng kinh phí trên 287 triệu đồng. Hỗ trợ trang thiết bị thiết chế văn hóa, thể thao tại 36 thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng.

Cùng với Dự án 6 trong Chương trình MTQG 1719, đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS ở Đakrông đã có những bước phát triển vượt bậc. Sự nghiệp phát triển văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu. “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển ngày một sâu rộng. “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo đúng định hướng.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.