Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Quảng Trị: Dấu ấn từ quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719

Khánh Ngân - 06:38, 07/12/2023

Trong 2 năm 2022 và 2023, Quảng Trị được phân bổ hơn 638 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Từ nguồn lực này, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị khởi sắc.

Hộ nghèo vùng DTTS và miền núi đã giảm sâu

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên hơn 313,6 nghìn ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị có gần 95 nghìn người tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông. Một số ít đồng bào định cư ở 3 xã (Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà) của huyện Vĩnh Linh và 1 xã (Linh Trường) của huyện Gio Linh. 

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở tỉnh Quảng Trị trong việc triển khai các dự án, tiểu dự án và các nội dung thành phần đảm bảo kế hoạch, đúng đối tượng được thụ hưởng. Từ nguồn vốn được phân bổ năm 2022 là hơn 242 tỷ đồng; Năm 2023 là 396 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hóa thôn bản, trường học, trạm y tế xã….được đầu tư xây dựng.

Đặc biệt, đường giao thông đến trung tâm các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được nhựa, bê tông hóa. Đảm bảo ô tô vào tận trung tâm, giúp bà con thuận lợi giao thương phát triển kinh tế-xã hội. 77% số thôn, bản được có đường liên thôn theo tiêu chuẩn cứng hóa.

 Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, nhiều trạm y tế xã được đầu tư sửa chữa nâng, xây mới. Đến nay, vùng DTTS và miền núi Quảng Trị có 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào cũng đang ngày càng được quan tâm thực hiện tốt hơn. 

Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ máy móc, nông cụ cho đồng bào DTTS xã Vĩnh Ô, Vĩnh Linh. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ tạo sinh kế, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi
Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ máy móc, nông cụ cho đồng bào DTTS xã Vĩnh Ô, Vĩnh Linh. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ tạo sinh kế, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị

Cũng từ nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719, 28/28 xã vùng DTTS và miền núi ở Quảng Trị có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở. Trong đó có 38 trường đạt chuẩn Quốc gia, điều kiện học tập của con em vùng đồng bào DTTS ngày càng được đảm bảo. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học đạt 95%, bậc Trung học cơ sở đạt 96%.

Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị cũng có nhiều khởi sắc. Cụ thể 40,4% xã có nhà văn hóa đạt chuẩn; 88% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các DTTS.

Theo báo cáo của sở Lao động và Thương binh tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ hộ nghèo ở 28 xã khu vực III ở Quảng Trị đã giảm mạnh. Tính từ thời điểm cuối năm 2022 đến tháng 9/2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS đã giảm 5,85%.Tính chung toàn vùng DTTS ở tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 4,6% trong 9 tháng đầu năm 2023. 

Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã tăng lên 66%. Đây là dấu hiệu khởi sắc sau một thời gian ngắn thực hiện các nội dung, dự án cụ thể của Chương trình MTQG 1719.

Cùng với giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống tinh thần, vật chất vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị cũng tăng cao. Tính đến nay, có 28/28 xã, 100% thôn bản có điện lưới quốc gia. Tất cả các địa phương thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi đã hoàn thành việc phủ sóng truyền hình. 

(CĐ Vận động): Quảng Trị: Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng DTTS và miền núi đã khởi sắc 2
Bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra xây dựng nhà ở tại huyện Đakrông do Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ xây dựng

Bộ mặt thôn, bản miền núi khởi sắc

Bên cạnh đó, thực hiện Dự án 1, với nguôn kinh phí được phân bổ là trên 217 tỷ đồng để xây dựng mới trên 3.000 nhà ở cho hộ nghèo. Đến nay, đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng có nhà mới 3 cứng "an cư", yên tâm lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Minh chứng như tại huyện Vĩnh Linh. Địa phương có 3 xã thuộc vùng đồng bào DTTS, đến nay đã xóa bỏ được 65 nhà ở tạm bợ. Riêng trong năm 2023, huyện đã đối ứng xây mới được 51 căn cho 51 hộ DTTS nghèo đáp ứng tiêu chuẩn 3 cứng.

 Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Linh xây dựng 26 công trình nước sạch tập trung, bể chứa nước cho hộ gia đình. Nhờ đó, nâng tỉ lệ người dân vùng DTTS sử dụng nước hợp vệ sinh lên 84,5%. Cũng từ nguồn Chương trình MTQG, 10 công trình cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa ở Vĩnh Linh được phê duyệt thực hiện và đầu tư xây dựng.

Ông Nguyễn Thiên Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: “Theo đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở huyện Vĩnh Linh là rất tốt. Sau gần 3 năm thực hiện, thu nhập bình quân đầu người ở 3 xã được thụ hưởng gồm: Vĩnh O, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, đã đạt 44,7 triệu đồng, tăng 16,7 triệu đồng so với năm 2020. Đặc biệt, nhờ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Chương trình MTQG 1719, bộ mặt thôn bản vùng DTTS đã khởi sắc

Con đường bê tông sử dụng dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hoàn thành đưa vào sử dụng, khiến cho việc đi lại của bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa dễ dàng hơn
Con đường bê tông sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho người dân ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) đi lại dễ dàng hơn

Tại huyện biên giới Hướng Hóa, nhiều công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã hoàn công đưa vào sử dụng. Những công trình này đã tác động tích cực đến đời sống dân sinh và làm cho bộ mặt thôn bản vùng cao thêm khởi sắc. 

Đơn cử, tuyến đường liên bản Ka Tăng - Khe Đá, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa). Công trình có chiều dài 250m, chiều rộng mặt đường rộng 4,5 m và được đổ bê tông phẳng lỳ. Công trình được hoàn công và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2023, đã tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào đi lại, mở rộng giao thương. Hay như nhà văn hóa bản Ka Túp, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) cũng đã hoàn thành nâng cấp để đưa vào sử dụng vào tháng 3/2023….

Chặng đường thực hiện Chương trình MTQG 1719 vẫn còn dài phía trước. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị ở tỉnh Quảng Trị, sự đồng lòng của đồng bào, tin chắc vùng DTTS và miền núi ở Quảng Trị sẽ phát triển toàn diện đúng như tinh thần của Chương trình MTQG 1719 đã đặt ra.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.