Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trà Vinh: Người có uy tín tham gia vận động đồng bào DTTS thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Như Tâm - Lê Vũ - 05:12, 06/12/2023

Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy hiệu quả vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào trong phum sóc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu…Đặc biệt khi có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Người có uy tín đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.

Đi đầu trong các phong trào

Hiện tỉnh Trà Vinh có 433 Người có uy tín trong đồng bào DTTS (dân tộc Khmer 417 người, Hoa 12 người, Kinh 03 người và Chăm 1 người). Người có uy tín trong vùng đồng bào Khmer tiêu biểu trong chức sắc tôn giáo 65 người, Ban Quản trị chùa 86 người, cán bộ hưu trí các cấp 138 người.

Qua thực tiễn cho thấy, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS luôn tiên phong trong các phong trào thi đua của địa phương. Theo thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2022, bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, người có uy tín đã tham gia hòa giải 1.577 cuộc (903 cuộc hòa giải thành); cảm hóa 915 đối tượng hòa nhập cộng đồng; vận động hàng trăm triệu đồng gây Quỹ tái hòa nhập cộng đồng, tham gia tố giác 47 tội phạm; vận động tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm 151 cuộc, với 4.369 lượt người dự. Đồng thời, cung cấp 163 nguồn tin có giá trị, phản bác 165 tin đồn xấu phục vụ yêu cầu công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

Ông Kiên Ninh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh thăm hỏi, tặng quà Người có uy tín tại huyện Càng Long
Ông Kiên Ninh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh tại buổi gặp mặt thăm hỏi, tặng quà Người có uy tín huyện Càng Long

Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết: Với vai nòng cốt của Người có uy tín, đã đóng góp rất nhiều cho các phong trào của địa phương như: Xây dựng mô hình kinh tế hộ theo hướng phát triển bền vững; vận động cho hộ nghèo mượn 157.450m² đất để sản xuất; Nhân dân hiến 149.072m² đất, hoa màu để thực hiện các công trình giao thông nông thôn, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ kéo nước sinh hoạt 670 hộ nghèo; vận động hỗ trợ hộ nghèo 187 căn nhà tình thương..., với kinh phí đóng góp của các vị Ngưới có uy tính và mạnh thường quân lên đến hàng chục tỷ đồng. 

Là cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”

Người có uy tín đã thực sự tạo sức lan tỏa, họ đã có nhiều đóng góp trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Thượng tọa Thạch Thưa (ngoài cùng bên phải) tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 ở ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần.
Thượng tọa Thạch Thưa (ngoài cùng bên phải) tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 ở ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần.

Điển hình như Thượng tọa Thạch Thưa, Sư cả chùa ArunRanSây ChacKrôn ấp Đại Trường, xã Phú Cần (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh), Phó trưởng ban Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần. Trong hai năm qua, Thượng tọa đã vận động nhà hảo tâm trao tặng 120 suất học bổng (500.000 đồng/suất), nhận đỡ đầu trực tiếp cho 20 học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn và hàng ngàn suất quà hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn trong trong các dịp lễ tết. Hiện nay, chủ nhật hàng tuần các Sư, Ban quản trị chùa cùng phật tử tham gia quản lý, chăm sóc hoa kiểng tuyến đường hoa nông thôn dài 400m.

Hay như ông Huỳnh Phước Long, Người có uy tín tại ấp Thanh Trì A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, là một trong những thành viên được tỉnh Trà Vinh chọn đại diện tỉnh Tham dự Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 vì đã tích cực tham gia tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho đồng bào; nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến đồng bào DTTS. Đặc biệt, ông cũng là người rất tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719; cùng với địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ nhất là trong xây dựng NTM, đoàn kết dân tộc bảo vệ tình hình an ninh trật tự tại đại phương.

Ông Thạch Quyên, Người có uy tín tại Ấp Trạm, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú trao đổi, đóng góp ý kiến trong buổi khảo sát làm việc tại địa phương của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh và Đại diện BBT Báo Dân tộc và Phát triển.
Ông Thạch Quyên, Người có uy tín, ấp Trạm, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú tại buổi trao đổi, đóng góp ý kiến về chính sách cho Người có uy tín với Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh
433 Người có uy tín là 433 câu chuyện khác nhau về sự cống hiến hết mình và nhiệt tâm trong sáng. Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban dân tộc Trà Vinh đánh giá: “Với vai trò, trách nhiệm của mình, Người có uy tín thật sự là cầu nối giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương với Nhân dân, là nơi để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, chính đáng của đồngbào các DTTD đối với Đảng và Nhà nước. Người có uy tín thật sự là điểm tựa của đồng bào trong phum sóc. Từ những đóng góp tích cực của các vị Người có uy tín trong đồng bào DTTS, năm 2022, Trà Vinh còn 5.404 hộ nghèo, chiếm 1,88% (tỷ lệ giảm 2,2%, vượt 1,09% so với chỉ tiêu được giao. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm sâu”.
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.