Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

113 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước: Dấu son chói lọi

Hương Trà - 19:10, 05/06/2024

Ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giành lại độc lập cho Tổ quốc, giành lại quyền sống tự do cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam. 113 năm đã trôi qua, không chỉ đánh dấu bước ngoặt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, mà còn ghi vào lịch sử dân tộc ta thời khắc chuyển mình phát triển theo hướng mới, được dẫn dắt bởi người Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.


Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu
Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu

Từ Bến Nhà Rồng, Gia Định (nay là TP. Hồ Chí Minh), người thanh niên tràn đầy hoài bão cách mạng Nguyễn Tất Thành vừa tròn 21 tuổi. Lấy tên là Văn Ba, Người xuống con tàu Amiral Latouche Tréville xin làm phụ bếp, quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về quyết định của mình: "Nhân dân Việt Nam, thường hỏi nhau, ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp? Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ về giúp đồng bào tôi".

Yêu nước, thương dân là động lực chủ yếu, xuyên suốt cuộc trường chinh tìm đường cứu nước. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tiến bộ và được giáo dưỡng bởi những người thân có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc; lớn lên trên quê hương Nam Đàn, Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt và giàu truyền thống cách mạng, Nguyễn Tất Thành đã thừa hưởng những giá trị văn hóa tinh túy nhất của gia đình, quê hương, dân tộc; hấp thụ những nhân tố mới của thời đại và đã hình thành những phẩm chất ưu tú, tạo nên một nhân cách mới.

Như vậy, với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc, nhận thức đầy đủ hiện thực xã hội, vận mệnh lịch sử đặt ra đối với dân tộc Việt Nam và những nhân tố mới của thời đại, Nguyễn Tất Thành đã quyết định xuống tàu, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Đây là quyết định táo bạo và đầy sáng tạo được thúc đẩy bằng tổng hợp các động lực, trở thành nền tảng vững chắc giúp Người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, hợp quy luật tất yếu của lịch sử giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản.

Trong 10 năm đầu, dấu chân Người đã qua nhiều quốc gia, tìm đến phong trào công nhân quốc tế, gặp được chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, không gì khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Những năm tiếp theo, Người - với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.

(bài thời sự) 113 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước: Dấu son chói lọi 1
Bến Nhà Rồng ngày nay

Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Và chỉ trong 5 năm (1941-1945), Người đã lãnh đạo Nhân dân đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tới bến bờ thành công với mốc son chói lọi là thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

30 năm (1911-1941), Nguyễn Tất Thành từ một thanh niên yêu nước tiến bộ đã trở thành một chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, trở thành người cộng sản kiên trung theo Chủ nghĩa Mác-Lênin. Cuộc ra đi vào năm 1911 của Người đã trở thành dấu mốc đặc biệt quan trọng, thay đổi vận mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hành trình tìm đường cứu nước là hành trình vĩ đại, mở đường, dẫn lối cho sự nghiệp giải phóng Nhân dân, giải phóng đất nước.

Đến nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tiếp tục là đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn sinh động của sự nghiệp đổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng định chân lý: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Kỷ niệm 113 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, mỗi chúng ta càng thêm cảm phục, càng thêm tin tưởng và kiên định con đường do Người đã lựa chọn, trải qua, sáng lập và rèn luyện Đảng ta; truyền cảm hứng lịch sử cách mạng cho đồng bào ta; để lại kho báu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh như luồng ánh sáng của hiện tại và tương lai. Đây cũng là dịp Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta khẳng định một lần nữa quyết tâm đi theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra, lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Công lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thật vĩ đại. Con đường Người đã chọn cho dân tộc ta, Nhân dân ta trong hơn một thế kỷ qua cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế chung của thế giới.

Ngày nay, chúng ta sống trong thời đại Hồ Chí Minh với những thắng lợi rực rỡ, vinh quang trong lịch sử dân tộc, chúng ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo Bác, mãi mãi đi theo con đường mà Bác đã vạch ra, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nguyện sẽ tiếp tục phất cao ngọn cờ yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội mà Bác đã giương cao để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.