Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024

Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.

Hoạt cảnh dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh về sự ra đi của Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoạt cảnh dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh về sự ra đi của Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại 2 tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc biệt được thực hiện truyền hình trực tiếp từ hai điểm cầu: Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và Trường THPT chuyên Quốc học Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được tiếp sóng bởi 43 đài Phát thanh – Truyền hình trong cả nước.

“Làng Sen nuôi chí lớn” ngược dòng thời gian về với cội nguồn sinh thành, dưỡng dục Bác Hồ kính yêu. Năm 1895, bà Hoàng Thị Loan rời quê nhà, cùng chồng và hai con trai vào Huế sinh sống để cụ Nguyễn Sinh Sắc có điều kiện học tập, chuẩn bị cho kỳ thi Hội. Sống trong ngôi nhà nhỏ ở Thành Nội, cụ Nguyễn Sinh Sắc chuyên tâm học hành, bà Hoàng Thị Loan thức khuya, dậy sớm quán xuyến việc gia đình, quay tơ dệt vải, chăm sóc con cái, giúp chồng yên tâm đèn sách.

Cuối năm 1900, sau khi sinh người con thứ 4 là Nguyễn Sinh Nhuận, do sức khoẻ yếu, bà lâm bệnh và qua đời vào ngày 10/2/1901, khi vừa 33 tuổi.

Những biến cố lịch sử của thời đại và gia đình ở Huế, trải qua năm tháng Nguyễn Tất Thành theo học ở Huế cũng là lúc dấy lên các phong trào yêu nước chống lại thực dân Pháp. Với tất cả lòng nhiệt tình yêu nước đã nung nấu bấy lâu, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế, chống phu phen tạp dịch (năm 1908).

Sân khấu thực cảnh tái hiện thuở ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sân khấu thực cảnh tái hiện thuở ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ hiện thực sinh động của phong trào đấu tranh ở Huế, với tình thương của mẹ, tình nghĩa đồng bào, bà con, lối xóm đã nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp, hình thành nhân cách cao quý, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.

Trong 79 mùa Xuân, Bác Hồ có 10 năm sống ở quê hương Nam Đàn (Nghệ An) và 10 năm sống ở cố đô Huế (từ năm 1895 - 1901 và từ năm 1906 - 1909). Nếu Nam Đàn là nơi chôn nhau cắt rốn với truyền thống yêu nước, khoa bảng, đạo nghĩa nhân văn và khát vọng vươn lên thì Huế, mảnh đất lưu dấu bao hoài niệm của tuổi ấu thơ gian truân, khó nhọc, cũng là nơi Người được tiếp cận với ánh sáng của tri thức phương Tây, được gặp gỡ nhiều thầy giáo và các bậc trí giả lớn của thời đại.

Sân khấu ở hai điểm cầu không dàn dựng quy mô, rực rỡ mà là một không gian phù hợp với phong cách bình dị, những năm tháng lặng thầm, đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu ở quê hương Nam Đàn và thành phố Huế.

Cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn” được thực hiện truyền hình trực tiếp từ hai điểm cầu: Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và Trường THPT chuyên Quốc học Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn” được thực hiện truyền hình trực tiếp từ hai điểm cầu: Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và Trường THPT chuyên Quốc học Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn” gồm 3 phần: Phần 1 “Nếp nhà” tái hiện sự tác động của quê hương, gia đình trong việc hình thành nhân cách và chí hướng cách mạng của Người. Phần 2 “Nỗi đau nước mất nhà tan” tập trung giới thiệu thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, mà ở đó nỗi đau mất người thân, nỗi đau mất nước cộng hưởng. Phần 3 “Khởi nguồn chí lớn” kể về những năm 1901 đến 1909 là khoảng thời gian quan trọng tạo nên sự phát triển nhận thức, hình thành nên bước chuyển trong tư tưởng cứu nước của Người thông qua việc tiếp xúc với nhiều nhà nho yêu nước, các nhân sĩ tiến bộ.

Với sân khấu thực cảnh bình dị cũng như thông qua những thước phim tư liệu quý giá, những ca khúc nổi tiếng mang đậm âm hưởng dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh và ca Huế viết về Bác, cùng sự phân tích của các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh được lồng ghép với nhau tạo nên mạch câu chuyện cảm xúc, có chiều sâu về hành trình ấu thơ và thời niên thiếu của Người, chương trình giúp người xem cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.