Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Hải Khánh - 17:30, 07/06/2023

Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.

Người dân ở xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên trồng quế mang lại thu nhập cao
Người dân ở xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên trồng quế mang lại thu nhập cao

Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Tăng cường tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho công tác giảm nghèo.

Các chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi, y tế, nhà ở, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tiền điện, giáo dục - đào tạo... đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Các chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; đời sống của người nghèo, cận nghèo từng bước được cải thiện.

Minh chứng như tại bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu là điểm tái định cư của gần 50 hộ đồng bào dân tộc Mông có tỷ lệ thoát nghèo cao.

Anh Mùa A Sinh, bản Cu Vai chia sẻ: Trước đây, bà con ở bản hầu như không có cái gì để làm bài bản, chỉ làm nương, làm ruộng, trồng ngô, sắn theo mùa. Bây giờ, họ được Nhà nước hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Nhờ đó, bà con trong bản đã chuyên tâm vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo thu nhập tốt và bền vững. Đặc biệt, năm 2021, với sự hỗ trợ của Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế và Viện Tư vấn Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn kỹ thuật trồng mận xen canh những nương chè Shan tuyết, hướng tới lợi ích lâu dài cả về kinh tế và sinh thái.

Thành công của công tác giảm nghèo chính là nâng cao nhận thức và khơi dậy khát vọng vươn lên cho các hộ nghèo. Đặc biệt là tập trung đẩy mạnh truyền thông mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến Nhân dân, nhất là người nghèo bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung nhằm khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, Khang A Chua, công tác giảm nghèo luôn được huyện đặc biệt quan tâm, trong đó tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, để người dân khơi dậy ý thức tự lực tự cường, vươn lên thoát nghèo luôn được huyện chú trọng.

Bên cạnh đó, huyện Trạm Tấu đã đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách an sinh xã hội đến người dân, quan tâm các giải pháp tạo việc làm cho lao động địa phương, tích cực triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giáo dục ý thức tự thoát nghèo.

Mô hình phát triển chăn nuôi của gia đình chị Sùng Thị Mỷ ở bản Cu Vai cho thu nhập trên 70 triệu đồng/năm.
Mô hình phát triển chăn nuôi đã giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.

Nhờ đó, năm 2022, toàn huyện đã có 424 hộ thoát nghèo, bằng 6,95%, đạt 106,9% kế hoạch năm. Huyện phấn đấu năm 2023, tỉ lệ giảm nghèo đa chiều đạt trên 8%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 49,87%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 6,26%...

Còn tại Mù Cang Chải, nhờ triển khai hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, góp phần giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, người dân còn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 560 tỷ đồng; thành lập mới 8 doanh nghiệp, 138 tổ hợp tác; kiên cố hóa 82,59 km đường giao thông nông thôn; tạo việc làm mới cho 1.294 lao động... Nhờ đó, toàn huyện giảm được 1.247 hộ nghèo.

Ông Giàng A Lử, Chủ tịch UBND xã Lao Chải cho biết: Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, các cấp chính quyền đã vận động Nhân dân sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi vào đầu tư phát triển kinh tế gia đình, bà con cũng tích cực giúp đỡ nhau về cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất; giúp nhau ngày công lao động tu sửa, làm nhà mới… Nhờ đó, năm 2022 Lao Chải giảm được 116 hộ nghèo.

Theo thống kê năm 2022 vừa qua, tổng nguồn vốn đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện là hơn 63 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 62 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, kinh phí hơn 42 tỷ đồng; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tổng vốn hơn 34 tỷ đồng đã đầu tư các công trình thủy lợi tại các xã Kim Nọi, Chế Tạo, La Pán Tẩn… Các công trình đầu tư năm 2022 trên địa bàn huyện đều triển khai đúng tiến độ, chất lượng công trình được đảm bảo, 100% công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Bằng sự nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, vận dụng sáng tạo, đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội, Yên Bái đã đạt được dấu ấn nổi trội về kết quả giảm nghèo.

Theo ông Đỗ Quang Vịnh, Phó Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, để giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống, trong những năm qua, ngoài những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh Yên Bái cũng triển khai một số chương trình hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 32,21% năm 2016 xuống còn 4,76% năm 2021. Đến cuối năm 2022, theo kết quả rà soát chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, số hộ nghèo toàn tỉnh là 28.433 hộ (chiếm 12,92%), trong đó số hộ nghèo đồng bào DTTS là 24.693 hộ (chiếm tỷ lệ 86,84% tổng số hộ nghèo).

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.