Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Hương Trà - 20:13, 06/06/2023

Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tổng hợp. Nguyên tắc, tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành. Để thống kê, tổng hợp, rà soát hộ nghèo trên phạm vi cả nước, các địa phương cần thực hiện một cách khách quan, trách nhiệm, để đảm bảo người dân thoát nghèo bền vững, bảo đảm điều kiện tối thiểu để người dân yên tâm sinh sống. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục để bà con hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, tự nguyện vươn lên.

Hệ thống tiêu chí giảm nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phụ thuộc vào yếu tố phát triển từng giai đoạn, nên cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp, tổng hợp, tiến tới phải có những hệ thống tiêu chí phù hợp hơn, để người thoát nghèo sống tốt, không tái nghèo trở lại.

Về dự án hỗ trợ nhà ở, đất ở, Bộ trưởng cho biết đang gặp vướng mắc do chưa có văn bản quy định về định mức hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt. Vừa qua, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ ban hành Quyết định 04 quy định về định mức nhà ở, đất ở. Như vậy đã có định mức cơ sở để các địa phương triển khai. Tuy nhiên, còn vướng mắc do nguồn hỗ trợ dự án này là nguồn đầu tư công, mà theo luật Đầu tư công, mỗi dự án đều theo quy trình xây dựng cơ bản rất phức tạp. Qua nghiên cứu, rà soát, hiện Nghị định 27 đã được sửa đổi, cho cơ chế được áp dụng cấp phát cho bà con Nhân dân, vì những dự án này là đầu tư trực tiếp từng hộ gia đình, không phải cộng đồng dân cư, thôn bản, nên không thể lập dự án chung. Như vậy, hai vấn đề vướng mắc trong dự án này đã được giải quyết xong.

Về dự án hỗ trợ sản xuất dược liệu quý, Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết, việc này đã giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì, Bộ Y tế đã có thông tư số 10 để hướng dẫn thực hiện dự án này. Tuy nhiên, thông tư này cũng có vướng mắc về quy định liên quan đến diện tích, danh mục cây dược liệu quý. Hiện Bộ Y tế đang sửa thông tư 10 theo hướng tháo gỡ những vướng mắc này, sẽ ban hành trong tháng 6. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho rằng, để giải quyết hiệu quả vấn đề này, cần sửa luật Lâm nghiệp, vì vùng trồng dược liệu quý chủ yếu nằm dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, mà theo luật Lâm nghiệp thì khu vực này không phát triển kinh tế, không làm sinh kế, nên gây ra vướng mắc.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.