Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu gạo thơm sang thị trường châu Âu (EU): Cơ hội khẳng định vị thế gạo Việt

Hoàng Thanh - 17:58, 11/09/2020

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, với thuế suất 0%, gạo Việt đã có thêm cơ hội để khẳng định vị thế, thương hiệu trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung.

Hiện, diện tích gieo cấy lúa thơm tại Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm đạt khoảng 1 triệu ha với sản lượng 5,5 triệu tấn
Hiện, diện tích gieo cấy lúa thơm tại Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm đạt khoảng 1 triệu ha với sản lượng 5,5 triệu tấn

Theo số liệu khảo sát của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi năm thị trường EU tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo. Xu hướng sử dụng gạo ở EU đang tăng lên đáng kể do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại thị trường này. Đây là cơ sở cho việc mở rộng hạn ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường EU trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, việc gạo Việt sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường “khó tính” như EU là hoàn toàn có thể. Những năm trước, lượng gạo xuất khẩu sang EU chỉ khoảng 20 nghìn tấn/năm, nhưng trong năm 2019, lượng gạo của nước ta xuất khẩu vào EU đạt hơn 50 nghìn tấn.

“Theo Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8 năm nay, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80 nghìn tấn gạo/năm, gồm 30 nghìn tấn gạo xay xát, 20 nghìn tấn gạo chưa xay xát và 30 nghìn tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp nước ta có thể xuất khẩu khoảng 100 nghìn tấn gạo vào EU mỗi năm”, ông Cường cho biết.

Đặc biệt, theo Hiệp định EVFTA, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho gạo Việt, nhất là với sản phẩm gạo thơm để vừa tăng giá trị, vừa khẳng định thương hiệu hạt gạo Việt trên trường quốc tế. Với hướng đi gạo thơm, chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bán được với giá trên 1.000 USD/tấn (gạo thường chỉ chưa đầy 500 USD/tấn), mang tới sắc màu mới cho bức tranh xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trong tháng 7 vừa qua, Công ty Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã xuất khẩu gạo VJ Pearl Rice và gạo thơm RVT sang Hà Lan và Cộng hòa Czech với giá 1.040 USD/tấn. Đây cũng là những sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. 

Còn Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng đã ký hợp đồng bán gạo với 3 khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với tổng khối lượng lên đến 3 nghìn tấn. Trong đợt giao lô hàng đầu tiên, đơn vị này giao khoảng 150 tấn gạo với 2 loại gạo thơm là ST20 và Jasmine; trong đó, gạo ST20 được bán với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD/tấn. 

Tăng lượng gạo thơm xuất khẩu sang EU là cơ hội để khẳng định hạt gạo Việt
Tăng lượng gạo thơm xuất khẩu sang EU là cơ hội để khẳng định hạt gạo Việt

Các sản phẩm gạo chất lượng cao này đều được sử dụng giống bản quyền của Việt Nam, gieo trồng, thu hoạch và chế biến đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe từ xây dựng vùng trồng đến sản phẩm cuối cùng. Khi nhập khẩu vào EU được áp mức thuế 0%.

Liên quan đến việc xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU theo hạn ngạch ưu đãi của Hiệp định EVFTA, ngày 8/9, Bộ NN&PTNT đã tổ chức họp báo. Tại cuộc họp báo này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, việc xuất khẩu gạo thơm theo hạn ngạch hưởng ưu đãi thuế quan (0%) sang EU phải được chứng nhận bảo đảm đúng giống. Các tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định sẽ triển khai kiểm tra các lô ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch, Cục Trồng trọt căn cứ kết quả kiểm tra và hồ sơ của doanh nghiệp để cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.

“Việc EU cấp cho Việt Nam số lượng hạn ngạch 30 nghìn tấn/năm gạo thơm được ưu đãi thuế quan 0% có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi đây là thị trường khó tính, có các yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện an toàn thực phẩm, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ... và đã công nhận đối với gạo Việt Nam được xuất vào thị trường này. Điều này khẳng định được chất lượng, giá trị, uy tín, thương hiệu rất lớn của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Doanh khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.