Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất hiện "bong bóng" bất động sản cục bộ

PV - 14:02, 24/05/2022

Sau 2 năm dịch COVID-19 hoành hành, mặt bằng giá bất động sản tại hầu hết các thị trường đều không giảm mà còn tăng, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, giá nhà tăng nhưng thanh khoản thấp là tín hiệu cho thấy đã xuất hiện "bong bóng" cục bộ. Các chuyên gia nhận định, hiện tượng "bong bóng" giá đất chỉ hình thành cục bộ tại những nơi có sốt đất, chủ yếu là những địa bàn lân cận "ăn theo" sức nóng tăng giá ở vùng lõi, mức độ ảnh hưởng không đại diện cho tổng thể thị trường.

Còn hiện tại, nhu cầu mua ở thực của người dân vẫn đang rất cao đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương…

Theo VARS, nguyên nhân khiến giá bất động sản liên tục tăng bất chấp dịch bệnh là do quá trình hình thành các đô thị mới ảnh hưởng đến xu thế "đón đầu" quy hoạch và cơ hội nắm giữ đất chờ tăng giá. Cùng với đó, nguồn cung thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nhiều nhà đầu tư chọn bất động sản là kênh trú ẩn an toàn và kỳ vọng vào gói kích cầu kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu đầu cơ bất động sản. Những yếu tố này đã góp phần đẩy giá đất lên cao.

Thống kê của Batdongsan.com.vn về tình hình thị trường quý 1 cho thấy trong khi loại hình chung cư, nhà đất thổ cư, bất động sản nghỉ dưỡng ít biến động thì đất nền, đất nền dự án tại nhiều tỉnh thành vẫn sôi động. Mức độ quan tâm đất nền cả nước giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng lại tăng 4% so với quý 1/2019 - khi dịch COVID-19 chưa xuất hiện. Sau dịch bệnh, nhu cầu mua, tìm kiếm bất động sản vẫn rất lớn.

Đáng chú ý, dòng tiền đầu tư đất nền đang có xu hướng dịch chuyển vào khu vực miền Trung với tỷ lệ tăng 14%. Trong khi đó, mức độ quan tâm đất nền phía Bắc và phía Nam giảm lần lượt 11 và 12%. Những địa bàn gia tăng lượng quan tâm mạnh nhất là Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Thuận. Cùng với đó, giá rao bán tại nhiều tỉnh cũng tăng mạnh so với cùng kỳ 2021. Điển hình như giá rao bán đất nền Thanh Hóa tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26%, Bình Thuận tăng 13%.

Tuy nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam sụt giảm mức độ quan tâm nhưng giá rao bán vẫn ở ngưỡng cao và tiếp tục tăng thêm. Tại Hà Nội, mức độ quan tâm đất nền Đông Anh, Gia Lâm, Thạch Thất, Quốc Oai đều giảm trung bình hơn 10% nhưng giá rao bán lại tăng lần lượt 20%, 21%, 11% và 26%.

Một số địa phương phía Bắc khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng ghi nhận lượng quan tâm sụt giảm lần lượt 32%, 22%, 7% nhưng giá rao bán lại lần lượt tăng tương ứng 16%, 35%, 29%.

Tương tự với thị trường phía Nam, mức độ quan tâm đất nền Bình Dương, Đồng Nai đều giảm 13% nhưng giá rao bán tăng lần lượt 27% và 7%. Một số địa phương có lượng tìm kiếm tăng mạnh và giá rao bán cũng tăng là Tây Ninh, Bình Phước, Long An./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.