Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng hơn 47%

PV - 15:05, 05/05/2022

Nhanh chóng bắt nhịp trở lại hoạt động với trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đón nhận động lực để tăng trưởng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong quý đầu tiên của năm 2022, kinh doanh bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 với tỷ lệ tăng tới tăng 47,2%. Cùng đó, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 845 doanh nghiệp, cũng tăng tới 92% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Xây dựng nhận xét, trước nhiều động lực tăng trưởng, doanh nghiệp bất động sản đang hướng đến những kế hoạch lạc quan để tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm 2022; trong đó có việc đấy nhanh tiến độ các dự án và mở rộng quỹ đất.

Đáng chú ý, sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của các đợt dịch COVID-19, nhiều các tỉnh, thành trên cả nước trở về trạng thái “bình thường mới”. Từ cuối năm 2021 đến nay, hầu hết thị trường bất động sản trên cả nước đã dần sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần.

Theo Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động, gấp 2 lần so với con số 400 sàn giao dịch của quý IV/2021. Các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, chuyển đổi số trong bán hàng.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng nhận định, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản chưa đảm bảo việc quản lý tốt các giao dịch bất động sản, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.

Cùng đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt. Vẫn có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “ thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường...

Để khắc phục tình trạng này, theo Bộ Xây dựng, thời gian tới, cần tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Cùng với biện pháp quản lý, ngăn chặn việc tách thửa không đúng quy định, "phân lô, bán nền" tại các khu vực không có quy hoạch, chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng, cơ quan chức năng cần rà soát cả việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Thời gian tới, thị trường bất động sản vẫn có thể phải đối diện với nhiều thách thức nhưng Bộ Xây dựng nhận định, năm 2022 sẽ thêm nhiều tín hiệu khởi sắc hơn, do đây là năm thứ ba sống chung với dịch COVID-19 nên tâm lý người dân cũng dần thích nghi.

Bởi vậy, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hoạt động giao dịch vẫn diễn ra và quan trọng hơn là các sàn giao dịch bất động sàn đã có kinh nghiệm, được sàng lọc qua tác động của dịch COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.