Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng: Cần gỡ "điểm nghẽn" pháp lý

PV - 17:17, 28/04/2022

Thị trường bất động sản (BĐS) du lịch, nghỉ dưỡng đã có lúc phát triển sôi động với nhiều sản phẩm đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà đồng thời thêm nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư thứ cấp và người dân. Tuy vậy, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng lâu nay vẫn được cho là có “điểm nghẽn” pháp lý. Đặc biệt là thời điểm này, khi du lịch mở cửa, và cả nước đang phục hồi và mở cửa trở lại nền kinh tế du lịch sau hơn 2 năm “đóng băng” vì đại dịch. Vậy có cần gỡ điểm nghẽn pháp lý cho thị trường này?

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng

Tại tọa đàm “Điểm nghẽn pháp lý và giải pháp khơi thông nguồn lực BĐS du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam” tổ chức hôm 21/4, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng, thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là “mảnh đất màu mỡ” cần được ưu ái quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV khẳng định, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đã phát triển từ lâu, nhưng đến thời điểm hiện tại khung pháp lý cho thị trường này vẫn chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, còn rất nhiều vướng mắc.

Ông Lực chỉ ra ra 3 vướng mắc chính.

Thứ nhất, khái niệm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn chưa được nêu cụ thể trong các văn bản pháp lý ngành xây dựng và kinh doanh BĐS, vì vậy lĩnh vực này vẫn chưa có nền tảng pháp lý rõ ràng để các chủ đầu tư căn cứ định hướng phát triển ổn định, bền vững.

Thứ hai, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng hiện nay chịu sự điều chỉnh chung của nhiều hệ thống văn bản pháp lý khác nhau chủ yếu liên quan đến BĐS nhà ở, từ hoạt động đầu tư, kinh doanh đến việc quản lý, giám sát, sử dụng. Vì vậy rất dễ dẫn tới thiếu chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc thù từng sản phẩm BĐS du lịch như condotel, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng khác với nhà ở.

Việc vận dụng các quy định pháp lý của các lĩnh vực khác nhau dẫn tới việc thiếu nhất quán, đồng bộ trong áp dụng của các cơ quan nhà nước, địa phương từ đó gây ra sự lúng túng trong quá trình xử lý công việc. Doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, phức tạp do phải đối mặt các quy trình, thủ tục chưa rõ ràng. Các tổ chức tín dụng gặp rủi ro trong quá trình tham gia tài trợ vốn cho đầu tư phát triển BĐS du lịch cũng như xử lý nợ xấu liên quan.

Thứ ba, chưa có quy định kiểm soát trách nhiệm giữa chủ đầu tư và khách hàng, pháp luật hiện nay chưa có quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đưa ra và thực hiện các cam kết lợi nhuận khi chào bán các sản phẩm trong các dự án BĐS du lịch, từ đó thực tế đã xảy ra các tranh chấp giữa các bên không được giải quyết triệt để. Bên cạnh những vướng mắc về pháp lý, tư duy phát triển, quy hoạch và chính sách liên quan BĐS du lịch nghỉ dưỡng cũng đang gặp nhiều vấn đề.

“Một bộ phận không nhỏ vẫn coi BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là xa xỉ, là “con nuôi”, nên chưa thực sự quan tâm quy hoạch, xây dựng và phát triển bài bản. Ngoài ra, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng chưa nhận được các chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể mặc dù đây là lĩnh vực quan trọng đóng góp vào phát triển ngành du lịch, kinh doanh BĐS và nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, chưa có quy hoạch phát triển tổng thể BĐS du lịch với tầm nhìn đủ dài gắn kết với quy hoạch phát triển ngành du lịch, thị trường BĐS, các vấn đề về môi trường, xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của BĐS du lịch trong tương lai”, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận.

Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty luật ANVI, Trọng tài viên VIAC cũng chia sẻ, thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đang phát triển không ngừng song pháp luật hiện tại vẫn còn đi sau. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, Nhà nước muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế để thu thuế thì cần nhanh chóng tháo gỡ.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cũng đề xuất, cần phải chủ động hoàn thiện hệ thống pháp lý, đảm bảo khung pháp lý không còn các “khoảng trống”, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng mới tạo được niềm tin đối với người dân, nhà đầu tư, đặc biệt là cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia.

“Trong ngắn hạn, cần thiết nghiên cứu ban hành những quy định đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư thứ cấp khi tham gia góp vốn vào đầu tư dự án BĐS du lịch để tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ ra một số tiền lớn.

Việc kịp thời và chủ động hoàn thiện các căn cứ pháp lý điều chỉnh theo hướng có các quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn, góp phần quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn đầu tư trong phân khúc này, góp phần trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh đề xuất.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.