Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao

Minh Thu - 16:48, 23/05/2025

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Nhìn lại gần hết chặng đường của giai đoạn I, việc thực hiện quyết sách quan trọng này đã đem lại những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.


Hệ thống loa truyền thanh được đầu tư tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 (Ảnh: H.T).
Hệ thống loa truyền thanh được đầu tư tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: H.T)

Tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết của đồng bào DTTS

Thuộc diện hộ nghèo của địa phương, trước đây gia đình ông Hồ Văn Long ở thôn Xi Núc, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phải sống trong ngôi nhà tạm bợ, xuống cấp, cuộc sống vô vùng khó khăn, thiếu thốn. Qua rà soát, gia đình ông Long được thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở của Chương trình MTQG 1719 với số tiền 40 triệu đồng.

“Ngoài được hỗ trợ tiền, gia đình tôi còn được chính quyền địa phương dành sự quan tâm, hỗ trợ một số vật dụng cần thiết để hoàn thiện căn nhà sàn kiên cố rộng 90m2. Có nhà mới vững chắc, gia đình ổn định cuộc sống, yên tâm lao động, sản xuất và có động lực vươn lên thoát nghèo” - ông Long cho biết.

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho thấy, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Quảng Trị được Trung ương giao tổng nguồn vốn trên 1.135 tỉ đồng để thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần. Nhờ các cơ chế, chính sách phù hợp của Trung ương và địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đến nay, tỉ lệ hộ nghèo tại các xã thuộc vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Trị đã có sự cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân mỗi năm 4,54%. Đến đầu năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo người DTTS giảm còn 36,47%, tương ứng 8.132 hộ.

Từ nguồn lực của các Chương trình MTQG, cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư đồng bộ, thúc đẩy giảm nghèo bền vững, làm đổi thay diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt… đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân. Dù có những khó khăn nhất định, nhưng Bắc Trà My vẫn đang cố gắng bám các mục tiêu trong năm 2025 để thực hiện”.

Ông Hoàng Thanh Long, Quyền Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Trong nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xác định tiếp tục tập trung lãnh đạo, huy động nguồn lực ưu tiên thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, đảm bảo an sinh xã hội gắn với giảm nghèo bền vững.

Huyện đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2025 xuống còn 18,65% (giảm 7,35%) tương đương với 870 hộ; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2025 xuống còn 1,39% (giảm 1,25%) tương đương với 148 hộ. Đặc biệt, năm 2025 Bắc Trà My phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo, nên mọi nguồn lực từ các chương trình MTQG đều nhằm phục vụ mục tiêu này.

Ông Mai Đức - Trưởng Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Bắc Trà My thông tin, với Chương trình MTQG 1719, các dự án liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đều đang được thực hiện theo tiến độ. Địa phương hiện đang tiếp tục thực hiện giải ngân nguồn vốn xây dựng mới 18 công trình nước sinh hoạt tập trung cho người dân, xây dựng mới 90 ngôi nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, hỗ trợ 125 hộ đồng bào DTTS chuyển đổi nghề, 1.225 hộ đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt phân tán. Đồng thời, tiếp tục triển khai các dự án sắp xếp, ổn định dân cư; đầu tư cơ sở vật chất cho các trưởng dân tộc nội trú, đảm bảo việc dạy và học, ăn, ở của học sinh DTTS trên địa bàn…

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Nam (Ảnh minh họa).
Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Nam. (Ảnh minh họa)

Tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững

Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các nguồn lực vào cuộc sống, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian tới, tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng về mục tiêu của Chương trình MTQG 1719. Từ đó, tạo đồng thuận trong Nhân dân, tạo thuận lợi trong việc tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Trị sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên theo địa bàn, đối tượng thụ hưởng, trên nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất của từng chương trình về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho người dân; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm...

Còn theo chia sẻ của ông Hoàng Thanh Long, Quyền Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, trong thời điểm này, song song với việc tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của các Chương trình MTQG vẫn được huyện đôn đốc các xã thực hiện, tới thời điểm sáp nhập xã, kết thúc cấp huyện đạt tiến độ bao nhiêu thì bàn giao cho đơn vị tiếp quản bấy nhiêu.

“Từ nguồn lực của các Chương trình MTQG, cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư đồng bộ, thúc đẩy giảm nghèo bền vững, làm đổi thay diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt… đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân. Dù có những khó khăn nhất định, nhưng Bắc Trà My vẫn đang cố gắng bám các mục tiêu trong năm 2025 để thực hiện” - ông Hoàng Thanh Long khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.