Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Xóa bỏ màn sương vô hình cản bước phụ nữ và trẻ em DTTS

Trương Vui - Vàng Ni - 14:00, 05/07/2023

Đó là mục tiêu hướng đến của tọa đàm “Ra khỏi màn sương”, do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Phát triển Thịnh Vượng Việt Nam tổ chức vào sáng nay 5/7. Tọa đàm thực hiện trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

“Ra khỏi màn sương” là tọa đàm đầy thú vị về những lát cắt trong cuộc đời của hai nhân vật khách mời, với những giằng xé, tranh đấu nội tâm sâu sắc để đưa ra quyết định quan trọng cho tương lai trước những rào cản vô hình đã hằn sâu trong tâm thức của cộng đồng người Mông bao đời qua
“Ra khỏi màn sương” là tọa đàm đầy thú vị về những lát cắt trong cuộc đời của hai nhân vật khách mời, với những giằng xé, tranh đấu nội tâm sâu sắc để đưa ra quyết định quan trọng cho tương lai trước những rào cản vô hình đã hằn sâu trong tâm thức của cộng đồng người Mông bao đời qua

Tọa đàm “Ra khỏi màn sương” là những chia sẻ và lát cắt trong cuộc đời của hai nhân vật khách mời chính: Chị Châu Thị Say và em Má Thị Di, ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Hai thế hệ, hai suy nghĩ với những giằng xé, tranh đấu nội tâm sâu sắc để đưa ra quyết định quan trọng cho tương lai trước những rào cản vô hình đã hằn sâu trong tâm thức của cộng đồng người Mông bao đời qua.

Phát biểu khai đề Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, “Ra khỏi màn sương” là diễn đàn để mọi người được lắng nghe câu chuyện của Di, của mẹ Say, để hiểu hơn về những rào cản, những khuôn mẫu giới còn tồn tại nơi vùng cao và những khát vọng mạnh mẽ vươn lên cùng phụ nữ nơi đây. Chuyện của Di hay chính là câu chuyện của những bé gái và người phụ nữ vùng cao, luôn có nhiều khó khăn và rào cản, như những màn sương vô hình ngăn bước chân của họ.

Qua đó, Tọa đàm hướng tới thực hiện cam kết chung tay góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới tại vùng đồng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa.

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm
Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

“Di muốn các bạn nữ ở vùng cao luôn được bảo vệ

Em Má Thị Di, dân tộc Mông, sinh năm 2004. Câu chuyện của Di về hành trình trưởng thành và đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc đời mình đã được phản ánh thú vị, sinh động và chân thực trong bộ phim “Những đứa trẻ trong sương” của nữ đạo diễn trẻ người Tày - Hà Lệ Diễm.

Tại Tọa đàm, hai khách mời đã kể về câu chuyện của chính mình, đồng thời chia sẻ cuộc sống của người phụ nữ vùng cao khi đã và đang phải đối mặt với nhiều quan niệm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng và trao cơ hội phát triển bình đẳng, đặc biệt là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tục “kéo vợ”… đã để lại nhiều hệ lụy trực tiếp và lâu dài cho không chỉ phụ nữ, trẻ em gái mà còn cho cả gia đình và xã hội.

Quang cảnh tọa đàm
Quang cảnh tọa đàm

Giống như những phụ nữ Mông khác, chị Châu Thị Say là mẹ đẻ của Má Thị Di, cũng đã trải qua hôn nhân theo truyền thống của dân tộc mình. Trong câu chuyện của Di, với vai trò một người mẹ, để bảo vệ tương lai và hạnh phúc của con gái, bà đã trải qua sự đấu tranh tâm lý, giằng xé về nội tâm giữa việc nên theo tục lệ xưa nay của dân tộc mình hay tôn trọng quyết định và hạnh phúc của con trẻ.

Cũng theo theo hai khách mời, bên cạnh những tập tục đó, hiện nay, phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn bị bao phủ bởi nhiều màn sương, hạn chế cơ hội sự phát triển như: Tình trạng bạo lực gia đình, những nguy cơ tiềm ẩn nhiều mối nguy từ sự phát triển của mạng xã hội, hay chưa có nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ...

Thông qua những chia sẻ tại Tọa đàm, Di mong muốn mình sẽ là người truyền cảm hứng, để những người phụ nữ DTTS sẽ tự vươn lên, bảo vệ cho chính mình. Đồng thời dám bước ra khỏi những rào cản vô hình, nâng cao hiểu biết, tự chủ kinh tế, tự chủ cuộc sống của bản thân.

Ở góc độ những người làm truyền thông, theo phóng viên Cao Tuấn Ninh, cần tuyên truyền nhiều hơn các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, từng bước nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS và miền núi.
Ở góc độ những người làm truyền thông, theo phóng viên Cao Tuấn Ninh, cần tuyên truyền nhiều hơn các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, từng bước nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS và miền núi.

Xúc động bởi sự mạnh mẽ, tư duy tiến bộ của Di, nhiều ý kiến đã được đưa ra tại tọa đàm, với mong muốn Di có thể tiếp tục đồng hành trong hành trình lan toả những thông điệp tích cực, để phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS luôn được bảo vệ và có cơ hội được phát triển hơn, để không ai bị hạn chế và bị bỏ lại phía sau

Định kiến giới, bất bình đẳng giới: Rào cản cần xóa bỏ

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không khỏi xúc động về câu chuyện của 2 khách mời chính tham gia Tọa đàm. Qua đó, bà đánh giá cao sáng kiến tổ chức tọa đàm, với những ý nghĩa thiết thực của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Cũng theo bà Hạnh, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là đơn vị luôn đồng hành cùng lực lượng phụ nữ, đặc biệt là các đối tượng phụ nữ yếu thế, phụ nữ ở những địa bàn khó khăn trong tiến trình thực hiện khát vọng phát triển và bình đẳng.

Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

Đặc biệt là Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021. Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Dự án được thiết kế chú trọng 4 nội dung: (1) Tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; (2) Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; (3) Bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giám sát và phản biện xã hội, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS; (4) Nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và già làng/trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng.

Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Tọa đàm

Một số kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Dự án thành phần số 8 trong năm 2023 (tính đến ngày 31/5/2023): đã thành lập 2.854 Tổ truyền thông cộng đồng; 366 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 20 tổ nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý; 388 địa chỉ tin cậy; 154 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản; 283 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ thôn bản; 96 cuộc tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ huyện xã; 192 cuộc tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ cấp thôn, bản.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cũng cho biết việc thay đổi nhận thức, tư duy của cả một thế hệ là điều không đơn giản, chưa kể có những rào cản về ngôn ngữ. Điều này đòi hỏi một quá trình mưa dầm thấm lâu, bằng nhiều hình thức, cách thức tác động. Qua đó hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đặc biệt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Trong 2 ngày (19 và 20/11), tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”.