Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

“Lắng nghe con nói”: Cuộc thi hướng tới nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

Trương Vui - 14:15, 07/06/2023

Cuộc thi do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025.

Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông "Lắng nghe con nói" nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi
Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông "Lắng nghe con nói" nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi

Mục đích của cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, góp phần xây dựng môi trường an toàn để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện trong môi trường gia đình; phát hiện những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong gia đình, trên cơ sở đó giúp Hội LHPN các cấp và các ngành liên quan thiết kế nội dung, hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức phù hợp với thực tiễn, đối tượng.

Đồng thời, tìm kiếm và lan tỏa các sáng kiến, sản phẩm truyền thông phù hợp với trẻ em DTTS; hỗ trợ cho hoạt động truyền thông của Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đối tượng dự thi là trẻ em đang sinh sống, học tập tại các tỉnh, thành địa bàn triển khai Dự án 8, trẻ em là thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; khuyến khích sự tham gia của trẻ em người DTTS, trẻ em khuyết tật, trẻ em tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Về yêu cầu, các tác phẩm dự thi phải là sản phẩm mới, chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Trong đó truyền tải rõ nội dung, thông điệp truyền thông; nội dung phù hợp với văn hóa, pháp luật Việt Nam, thể hiện mong muốn, ước mơ của các em về một gia đình hạnh phúc, an toàn và bình đẳng.

Đối với các sáng tác tranh (áp dụng cho tập thể và cá nhân): Tranh vẽ trên giấy, tranh chất liệu xé dán, tranh chất liệu sáng tạo từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương… kích thước tối thiểu 29,7 cm x 42 cm, tối đa 40 cm x 60 cm. Đồng thời kèm theo tên tác phẩm và mô tả ngắn gọn nội dung, ý tưởng thể hiện của sản phẩm (không quá 200 từ).

Đối với các Video Clip (áp dụng cho tập thể): Video Clip quay những tiểu phẩm do chính các em dàn dựng, Clip phim tư liệu/phóng sự ngắn do các em ghi lại những câu chuyện, hình ảnh các em quan sát được. Thời lượng từ 3 - 10 phút/Clip; định dạng: *.mp4; chất lượng HD: tối thiểu 720 pixel.

Mỗi tác giả/nhóm tác giả có thể gửi nhiều sản phẩm dự thi với hình thức thể hiện khác nhau. Thông tin tác giả gửi kèm: Tên tác giả/nhóm tác giả, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bản thân hoặc người thân/thầy cô, địa chỉ Email (nếu có).

Các sản phẩm dự thi gửi về Hội LHPN các tỉnh, thành phố nơi tác giả/nhóm tác giả đang sinh sống, học tập. Hạn cuối nhận sản phẩm dự thi trước 17h00, ngày 15/8/2023.

Theo dự kiến, diễn đàn tổng kết và trao giải chung kết Cuộc thi sẽ diễn ra trước 11/10/2023 (quy mô cấp toàn quốc, gắn với dịp Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, kết hợp diễn đàn giao lưu chia sẻ giữa trẻ em với các nhân vật có tầm ảnh hưởng, các chuyên gia đến từ bộ, ngành liên quan).

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.