Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xóa bỏ hủ tục trong tang lễ của người Mông ở Quan Sơn

Quỳnh Trâm - 18:40, 12/08/2024

Trong những năm gần đây, đồng bào Mông ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động trong việc tổ chức tang lễ. Đây là kết quả ghi nhận từ sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền đến Nhân dân bằng nhiều giải pháp, qua đó đã giúp loại bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng một nếp sống văn hóa mới gắn với việc thực hiện các mô hình, phong trào hoạt động thiết thực trong vùng đồng bào Mông.

Nhiều cách đẩy lùi hủ tục

Huyện Quan Sơn có 3 bản đồng bào Mông, sinh sống dọc 12km đường biên giới, ở 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy với 217 hộ, 1.058 nhân khẩu. Trong số 3 bản đồng bào Mông của huyện thì xã Sơn Thủy có 2 bản, gồm Mùa Xuân và Xía Nọi.

Công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền đã giúp loại bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng một nếp sống văn hóa mới tại huyện Quan Sơn
Công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền đã giúp loại bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng một nếp sống văn hóa mới tại huyện Quan Sơn

Nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở người Mông, Đảng ủy xã Sơn Thủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề huy động cả hệ thống chính trị và Nhân dân vào cuộc, với quyết tâm cải thiện mạnh mẽ đời sống người dân, thay đổi diện mạo các bản làng.

Thực hiện chủ trương này, các tổ chức hội, đoàn thể chính trị - xã hội của xã đã tích cực xây dựng các mô hình dân vận khéo vận động, tập hợp người dân tham gia. Cán bộ lãnh đạo xã đã chủ động học tập tiếng Mông, trực tiếp đến địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, tuyên truyền nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật, vận động bà con thay đổi thói quen suy nghĩ, tập quán canh tác, xóa bỏ hủ tục trong tang ma và hôn nhân cận huyết thống...

Cùng với đó, xã Sơn Thủy còn tích cực, chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn người dân cách thức trồng chọt, chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với trình độ canh tác của bà con để triển khai thực hiện.

Cùng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đầu tư hạ tầng lưới điện, giao thông, đến nay người dân ở cả 2 bản đồng bào Mông trên địa bàn xã đã khai khẩn ruộng hoang, làm hệ thống dẫn nước tưới, thâm canh trồng lúa nước 2 vụ, không phá rừng lấy đất làm nương rẫy. Nhiều hộ dân cũng mạnh dạn trồng cây nứa, vầu, mận, đào ao nuôi cá, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà... cải thiện thu nhập và thoát nghèo. 

Quan Sơn tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, hướng dẫn đồng bào Mông cách thức trồng chọt, chăn nuôi phát triển kinh tế
Quan Sơn tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, hướng dẫn đồng bào Mông cách thức trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế

Từ sự thay đổi về nhận thức dẫn tới hành động, các đám tang trên địa bàn xã đã được tổ chức theo nếp sống mới, người chết được đưa vào quan tài và không tổ chức ăn uống linh đình gây lãng phí, tốn kém. Nhiều thanh niên nam nữ người Mông đã kết hôn với người dân tộc Thái, Kinh, góp phần hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống...

Anh Thao Văn Công (SN 1980) ở bản Mùa Xuân cho biết: “Hiện nay, người Mông bản chúng tôi không còn muốn tổ chức tang lễ theo kiểu cũ nữa, thế hệ thanh niên rất sợ, không muốn mất vệ sinh và tốn kém. Cứ gia đình nào có người chết thì đều tổ chức theo kiểu mới, đưa người chết vào quan tài, thủ tục cũng đơn giản, gọn nhẹ hơn”.

Bí thư kiêm Trưởng bản Ché Lầu -Thao Văn Lâu cho biết. Đồng bào Mông di cư đến bản Ché Lầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, bản có 66 hộ, hơn 304 nhân khẩu, với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Đây chính là hệ lụy từ những hủ tục trước kia để lại, trong đó có tục lệ khi có người mất để dài ngày trong nhà; những người con đã lập gia đình của người mất có trách nhiệm góp trâu hoặc bò để tổ chức ăn uống, báo hiếu với người mất. 

Trước thực trạng này, Ban Quản lý bản, già làng, Người có uy tín như cụ Thao Văn Sính A, đã tiên phong trong công tác tuyên truyền bà con thực hiện nếp sống mới trong tang lễ ở mỗi cuộc họp bản. Hiện nay, việc đưa người mất vào quan tài ở bản Ché Lầu đã trở thành việc làm tự giác, bà con trong bản đã hiểu và thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong việc tang lễ.

Chú trọng thực hiện các mô hình, phong trào thi đua

Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động với đồng bào Mông, Huyện ủy Quan Sơn cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức hội, đoàn thể chính trị - xã hội gắn với từng nội dung công việc, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cấp xã và chi bộ bản. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc Mông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Khuyến khích cán bộ làm công tác dân vận cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, giáo viên giảng dạy tại địa bàn học tiếng Mông để thuận lợi giao tiếp với bà con.

Từ cách làm này, đến nay tại các bản vùng đồng bào Mông đã xuất hiện nhiều mô hình dân vận khéo, phong trào thiết thực, hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục, đảm bảo an ninh trật tự. Điển hình như mô hình “Tổ chức đám tang theo nếp sống mới”; mô hình “Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà”; phong trào “Mỗi hộ đồng bào Mông nuôi tối thiểu 3 con bò hoặc trâu”; phong trào “Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa nước 2 vụ”...

Vùng đồng bào Mông đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển triển kinh tế, hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục nhờ
Vùng đồng bào Mông đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục

Bằng sự đa dạng hình thức và phong phú về nội dung tuyên truyền, phù hợp với trình độ dân trí, các mô hình, phong trào đã thu hút đông đảo bà con đồng bào Mông tham gia. Từ đó, đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, động viên bà con xóa bỏ hủ tục lạc hậu, nỗ lực phát triển kinh tế.

Ông Hà Văn Toản, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quan Sơn cho biết: Những năm qua, nhiều hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc Mông dần được xóa bỏ, đặc biệt hủ tục lạc hậu trong tang ma. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể huyện Quan Sơn, các xã có đồng bào Mông sinh sống đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; từng bước nâng cao nhận thức cho đồng bào thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, xóa bỏ hủ tục, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.