Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

"Xếp hàng đón con" - mô hình hay nên nhân rộng

Thiên Đức - 16:08, 22/01/2021

Trước đây, cứ đến giờ cao điểm, tại cổng các trường học thường xuyên xuất hiện tình trạng lộn xộn, bóp còi inh ỏi, thậm chí phụ huynh còn va chạm dẫn đến cãi vãi, xô xát. Tuy nhiên, gần đây nhiều địa phương đã áp dụng mô hình xếp hàng đón con. Mô hình này bước đầu phát huy tác dụng , nên nhân ra diện rộng, áp dụng ở nhiều trường học.

Phụ huynh xếp hàng ngay ngắn trước cổng trường tiểu học Mỏ Chè (Thái Nguyên)
Phụ huynh xếp hàng ngay ngắn trước cổng trường tiểu học Mỏ Chè (Thái Nguyên)

Cách đây không lâu, đầu tháng 11 năm 2020, tại cổng Trường tiểu học Cao Xanh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ ẩu đả giữa hai phụ huynh, khiến một người bị đâm trọng thương. Nguyên nhân của vụ việc xuất phát do chen lấn xe máy khi đưa con đến trường.

Điều đáng nói, đây không phải là tình trạng hy hữu. Hiện nay, ở nhiều nơi, phụ huynh trong quá trình đưa con đi học thường xuyên đỗ xe tràn lan trên vỉa hè, lộn xộn dẫn đến va chạm cãi vã ẩu đả với nhau.

Để hạn chế tình trạng này, một số địa phương đã áp dụng mô hình xếp hàng đón con . Có mặt tại Trường tiểu học Mỏ Chè, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đúng tầm tan trường, chúng tôi nhận thấy rõ ý thức của các bậc phụ huynh khi chờ con ở cổng trường. Mặc dù vào giờ cao điểm, lại vào đúng dịp cuối năm, nhưng cổng trường không còn lộn xộn. Các phương tiện cùng loại như xe máy, ô tô được phân luồng xếp hàng gọn gàng thẳng lối dọc bên lề đường, chừa chỗ cho xe khác đi lại, và đường cho học sinh đi bộ. Đặc biệt, phụ huynh được các thầy cô sắp xếp thành các khối lớp riêng để đón con em mình.

Cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên kiêm Tổng phụ trách đội Trường tiểu học Mỏ Chè cho biết: Bước vào năm học mới 2019 - 2020, nhà trường cùng các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông, bằng việc xây dựng các mô hình, biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật Giao thông cho học sinh, trang bị cho các em kỹ năng, cách xử lý tình huống nhằm phòng tránh rủi ro khi tham gia giao thông. Sau đó, Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai mô hình xếp hàng “Cổng trường an toàn giao thông” nhằm bảo đảm sự an toàn đi lại của học sinh.

Cô giáo chủ nhiệm đưa học sinh xếp hàng ra khỏi cổng trường
Cô giáo chủ nhiệm đưa học sinh xếp hàng ra khỏi cổng trường

Để mô hình đi vào hoạt động hiệu quả, những ngày đầu đội xung kích an toàn giao thông gồm, cán bộ đoàn xã, giáo viên và công an giao thông liên tục phối hợp trực tiếp ra hướng dẫn phụ huynh xếp hàng ngay ngắn. Khi mới thực hiện, nhiều phụ huynh tỏ ra khó chịu, thế nhưng xếp hàng được một thời gian, phụ huynh đã dần hình thành thói quen này. Nay, người dân đã tự giác xếp hàng mà không cần đến sự có mặt của đội xung kích ra hướng dẫn.

Nói về mô hình này, anh Nông Văn Giang có con học lớp 5, Trường tiểu học Mỏ Chè cho biết, trước đây, khi chưa xếp hàng, phụ huynh đỗ xe rất lộn xộn kèm theo đó là tiếng bấm còi inh ỏi. Anh Giang phải loay hoay từ 10 đến 20 phút mới đưa con ra khỏi khu vực trường. Tuy nhiên, từ khi nhà trường yêu cầu phụ huynh xếp hàng đã giúp cho xe cộ thông thoáng, không còn đỗ ngang dọc, bấm còi liên tục nữa. Thay vào đó, mọi người xếp đúng ô mà trường quy định. Do vậy, đón được con là anh có thể di chuyển luôn, không mất công chờ đợi.

Chia sẻ về cách làm ở địa phương, ông Lương Thanh Tâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Sông Công cho biết: Chúng tôi đã triển khai phong trào cổng trường an toàn trong toàn TP, phụ huynh đã có ý thức tốt. Tuy nhiên, để duy trì nề nếp này thì cần phải tiếp tục tuyên truyền vận động phụ huynh, nhắc nhở học sinh nâng cao ý thức giữ gìn nề nếp quy định.

Không chỉ riêng phụ huynh ở Sông Công, tỉnh Thái Nguyên mà nhiều nơi khác vùng dân tộc miền núi đã áp dụng mô hình này. Tiêu biểu như các trường học ở An Châu, Sơn Động, Bắc Giang; xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn…

Thiết nghĩ, đây là một mô hình hay chúng ta có thể áp dụng nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh việc xây dựng mô hình xếp hàng đón con, cơ quan chức năng cũng cần kết hợp tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hàng giao thông để người dân có thể thực hiện một cách tự giác.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.