Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Hà (Lào Cai): Hiệu quả từ việc đưa giáo dục Stem vào trường học

Khuất Linh - 11:03, 07/01/2021

Trong năm học 2020-2021, phương pháp dạy học theo Mô hình giáo dục tích hợp các môn học (gọi tắt là giáo dục Stem) đang đem đến nhiều hiệu ứng tích cực tại các đơn vị trường học trong huyện, qua đó tạo động lực để giáo viên tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo; học sinh ham học hỏi gắn kết giữa lý thuyết với thực hành…


Các em học sinh miệt mài nghiên cứu sáng chế các mô hình Stem hữu ích.
Các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Thải Giàng Phố miệt mài nghiên cứu sáng chế các mô hình Stem hữu ích

Năm học này, Trường PTDT bán trú THCS Thải Giàng Phố có 333 em học sinh, trong đó có 232 em đang theo học bán trú. Cô giáo Nguyễn Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Việc ứng dụng các hoạt động giáo dục Stem luôn được đơn vị chú trọng, coi đây là hoạt động chính để thầy cô và học sinh dễ dàng tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy, Ban Giám hiệu đã luôn quan tâm, động viên, khuyến khích thầy cô cùng nỗ lực đưa hoạt động giáo dục Stem vào thực tiễn giảng dạy".

Đáng mừng là, khi tiếp thu phương pháp giáo dục Stem trong các lớp học, các em học sinh hứng thú và tiếp thu bài giảng tốt hơn. Với học sinh bán trú, các em được ứng dụng ngay lý thuyết Stem vào thực hành, cùng thầy cô chăm lo từng bữa ăn hàng ngày như được hướng dẫn tự tay muối dưa, làm giá đỗ, trồng nấm, trồng rau sạch… 

Học sinh hứng thú trưng bày sản phẩm do chính bàn tay các em làm ra trong ngày hội Stem.
Học sinh hứng thú trưng bày sản phẩm do chính bàn tay các em làm ra trong ngày hội Stem.

Cô giáo Nguyễn Lan Anh thông tin, Trường PTDT bán trú THCS Thải Giàng Phố vừa tổ chức thành công ngày hội Stem - khởi nguồn đam mê sáng tạo, năm học 2020-2021. Từ hoạt động ứng dụng Stem gắn với Cuộc thi “sáng tạo khoa học kỹ thuật”, năm học 2019-2020, Trường đã có sản phẩm đạt giải 3 cấp huyện, đây sẽ là tiền đề để việc ứng dụng Stem trong nhà trường được thực hiện tốt hơn.

Học sinh được thực hành tự tay trồng và chăm sóc nấm để cải thiện bữa ăn bán trú
Học sinh được thực hành tự tay trồng và chăm sóc nấm để cải thiện bữa ăn bán trú

Còn tại Trường PTDT bán trú THCS Hoàng Thu Phố, ngôi trường vùng cao với 100% học sinh người dân tộc Mông, thầy và trò ở đây đã rất nỗ lực, tích cực trong việc áp dụng phương pháp “Dạy học theo mô hình giáo dục tích hợp các môn học”. Mới đây, em Tráng Thị Nghĩa, học sinh lớp 8A2 của Trường, đã vinh dự đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, với mô hình “Trường bán trú trong mơ của em”, thể hiện ước mơ của học sinh vùng cao Bắc Hà về xây dựng một ngôi trường bán trú thân thiện, ấm áp tình cảm thầy trò; giữ gìn được nét đẹp bản sắc văn hóa các dân tộc.

Mô hình “trường bán trú trong mơ của em” của học sinh Trường PTDT bán trú THCS Hoàng Thu Phố
Mô hình “Trường bán trú trong mơ của em” của học sinh Trường PTDT bán trú THCS Hoàng Thu Phố

Em Tráng Thị Nghĩa chia sẻ: “Khi được thầy cô đưa về Hà Nội tham gia thuyết trình về sản phẩm “Ngôi trường bán trú trong mơ của em”, lúc đầu em và hai bạn khác trong nhóm cảm thấy rất hồi hộp, nhưng sau đó lại thấy rất vui, tự hào khi sản phẩm của nhóm chúng em đã đạt giải Khuyến khích. Em cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em được học tập, được nghiên cứu, được tham gia các sân chơi bổ ích. Em thấy việc học Stem, nghiên cứu làm các sản phẩm Stem rất hay, rất ý nghĩa với việc học tập và vận dụng kiến thức của chúng em…”

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.