Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

132 trường học ở Lai Châu cho học sinh nghỉ học vì rét đậm, rét hại

PV - 22:32, 10/01/2021

Chiều 10/1, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết, do nền nhiệt độ của tỉnh Lai Châu xuống thấp, xuất hiện rét đậm, rét hại, đến nay, trên toàn tỉnh đã có 132 trường học được bố trí lịch nghỉ học ngày 11/1.


Băng tuyết bao phủ trên các cành cây. Ảnh minh họa: Quốc Khánh/TTXVN.
Băng tuyết bao phủ trên các cành cây. Ảnh minh họa: Quốc Khánh/TTXVN.

Theo đó, tính đến 16 giờ 30 phút ngày 10/1, Lai Châu có 132 trường học trên địa bàn tại 7 huyện, thành phố gồm: huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên và thành phố Lai Châu bố trí cho học sinh nghỉ học do rét đậm, rét hại; trong đó có 59 trường Mầm non, 40 trường Tiểu học, 32 trường Trung học cơ sở và 1 trường Trung học phổ thông.

Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết: Trước tình hình rét đậm rét hại, Sở đã yêu cầu các đơn vị quản lý giáo dục và các trường học chủ động kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp, đảm bảo cho việc dạy và học. Cùng đó, cán bộ y tế các nhà trường tăng cường tích trữ thuốc men, thường xuyên kiểm tra sức khỏe học sinh; nếu tổ chức lịch học phải hạn chế hoạt động ngoài trời, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại.

Trước đó, ngày 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã có công văn chỉ đạo các Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại; đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Công văn yêu cầu, các đơn vị căn cứ vào tình hình thời tiết tại địa phương và chất lượng trường, lớp học chủ động, linh hoạt, bố trí lịch học phù hợp, cũng như quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt.

“Sau rét đậm, rét hại, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị, trường học bố trí việc dạy và học bù phù hợp, đảm bảo kế hoạch thời gian năm học và không dạy dồn tiết, cắt xén chương trình. Đối với các nhà trường có học sinh bán trú, thầy cô giáo có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, bổ sung chăn, áo ấm cho học sinh; chỗ ngủ đảm bảo kín và ấm áp. Các trường mầm non, tiểu học phải có nước ấm để phục vụ, chăm sóc các cháu; đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày rét đậm, rét hại”, ông Tuấn cho biết thêm.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu, khoảng 9 giờ sáng ngày 10/1, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm sâu, nhiệt độ trung bình dao động từ 5 - 7 độ C. Một số nơi vùng núi có độ cao trên 1.500m nhiệt độ đã giảm xuống còn 1 độ C. Trước tình hình rét đậm, rét hại tiếp tục kéo dài, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu yêu cầu các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống rét, đảm bảo giữ ấm cho học sinh khi nhiệt độ giảm sâu. Đặc biệt, các trường phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh, học sinh mặc đủ ấm, giữ gìn sức khỏe trong mùa đông lạnh giá./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.