Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Xây dựng sản phẩm chủ lực khi triển khai OCOP

Tùng Nguyên - 14:29, 23/10/2019

Mỗi địa phương, vùng miền đều có những sản phẩm lợi thế khi triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Với những địa phương miền núi, để OCOP thành công, phải lựa chọn được những sản phẩm chủ lực để ưu tiên triển khai.

Xây dựng sản phẩm chủ lực khi triển khai OCOP

Sản phẩm chủ lực khác với các sản phẩm lợi thế khác. Theo đó, sản phẩm chủ lực phải là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn, năng lực cạnh tranh cao; là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển; đồng thời còn có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của địa phương.

Như Cao Bằng, toàn tỉnh hiện có 184 sản phẩm nông nghiệp lợi thế có thể phát triển thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Nhưng theo thống kê, hiện tỉnh chỉ có 11 sản phẩm được xác định chủ lực, trong đó có miến dong Nguyên Bình.

Mặc dù được xem là sản phẩm chủ lực của tỉnh, có tiềm lực lớn nhưng hiện miến dong Nguyên Bình vẫn chưa có dư địa lớn để phát triển, nhất là ở khâu đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa. Miến dong Nguyên Bình có vùng nguyên liệu 115ha nhưng sản phẩm chủ yếu vẫn ở dạng bột dong và miến truyền thống; mẫu mã, bao bì còn đơn giản. Vì thế, thu nhập tối đa của một hộ trồng, sản xuất miến dong ở Nguyên Bình hiện cũng chỉ đạt 60 - 70 triệu đồng/năm.

Tháng 2/2017, miến dong Nguyên Bình đã được nhận Văn bằng bảo hộ Thương hiệu tập thể. Đây là bệ phóng cần thiết để tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Nguyên Bình nói riêng xây dựng miến dong thành sản phẩm chủ lực, từ đó xây dựng chiến lược quảng bá, bảo hộ thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hiệu quả. 

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)