Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng đời sống văn hóa ở Yên Lập

PV - 17:23, 10/01/2018

Yên Lập là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Phú Thọ với 17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm trên 70% dân số. Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH)  đã được huyện Yên Lập phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Diễn xướng dân gian múa rùa được biểu diễn trong những ngày lễ tết. Diễn xướng dân gian múa rùa được biểu diễn trong những ngày lễ tết.

 

Với tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa trên mọi mặt, ông Hoàng Mạnh Sơn, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện cho biết, huyện Yên Lập đã tập trung xây dựng mô hình “Khu dân cư văn hóa” nhằm thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Theo đó, mô hình “Gia đình văn hóa”, lấy gia đình làm hạt nhân để thúc đẩy phong trào là nòng cốt. Các thành viên trong mỗi gia đình không chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật mà còn gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh.

Theo đó, các quy ước, hương ước, bài trừ các hủ tục lạc hậu song hành cùng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng được quan tâm triển khai. Huyện Yên Lập đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống như: Lễ Tết nhảy, Lễ hội Xuống đồng, Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ hội Mở cửa rừng, Lễ hội đóng cửa rừng; các diễn xướng dân gian như: múa sênh tiền, múa rùa, hát giang, hát ví, hò đu...

Để việc tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả, huyện đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng. Những người cao tuổi, nghệ nhân dân gian trên địa bàn đã quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Đã ngoài 60 tuổi, là một trong số ít nghệ nhân còn giữ gìn điệu “múa trống đu”, ông Nguyễn Mạnh Hoạch ở xã Đồng Thịnh cho biết: “Múa trống đu là loại hình diễn xướng dân gian thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc. Cùng với nghệ thuật cồng chiêng, múa mỡi đồng, múa ngoắt ngoe, các làn điệu hát giang, hát ví… múa trống đu đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của cộng đồng người Mường ở Yên Lập. Hiện nay, ở xã vẫn duy trì đội văn nghệ có múa trống đu vào những dịp lễ hội”.

Múa trống đu yêu cầu phải có sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo. Vì thế, người trực tiếp đánh và múa trống thường là nam giới; khi đánh thạo trống rồi mới chuyển sang các động tác “hề trống” mua vui. Khi đánh trống phải có hồn, phải lắng đọng trong lòng người xem, người nghe… Vì vậy, tôi cũng đang nỗ lực truyền dạy lại cho các thế hệ sau-ông Hoạch cho biết thêm.

Bên cạnh các loại hình văn hóa dân gian được khôi phục, các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ quần chúng được thành lập, phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” cũng được thúc đẩy phát triển. Hiện nay, phong trào luyện tập thể dục thể thao đã phát triển đều khắp ở 17/17 xã, thị trấn trong toàn huyện. Cùng với các môn thể thao dân tộc, truyền thống như bắn nỏ, cờ tướng, kéo co…, Yên Lập đã bước đầu nâng cao các môn như việt dã, điền kinh trong sân, mở rộng các môn thể thao yêu thích như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông. Tại các xã, thị trấn đều có sân luyện tập thể thao; các môn thể thao được đưa vào chương trình giáo dục thể chất chính khóa và ngoại khóa tại nhà trường.

Ngoài ra, các kỳ đại hội, các hoạt động thể thao được tổ chức phục vụ các ngày lễ lớn, phong trào thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên ở mỗi địa bàn khu dân cư và các hộ gia đình. Những kết quả trên là động lực thúc đẩy đồng bào các dân tộc của huyện Yên Lập tiếp tục cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa nơi vùng cao còn nhiều khó khăn.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.