Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tin tức

Xăng tăng giá trên 1.200 đồng mỗi lít

Thúy Hồng - 21:07, 21/07/2023

Theo điều chỉnh của Liên bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 1.300 đồng, xăng E5 RON 92 cũng tăng 1.220 đồng. Các mặt hàng dầu (Diesel, dầu hỏa và Mazut) thêm 440 - 890 đồng/lít, kg tùy loại so với kỳ điều hành 10 ngày trước. Như vậy, giá xăng sau nhiều kỳ đi ngang hoặc giảm, đã tăng mạnh trở lại.

Từ 15h ngày 21/7, xăng tăng giá trên 1.200 đồng một lít
Từ 15h ngày 21/7, xăng tăng giá trên 1.200 đồng một lít

Tại kỳ điều hành hôm nay 21/7, Liên bộ Tài chính - Công Thương  tiếp tục không chi và dừng trích lập vào Quỹ bình ổn xăng dầu. Mức trích và chi quỹ của tất cả mặt hàng xăng, dầu vẫn giữ 0 đồng.

Việc giá bán lẻ trong nước tăng trên 1.200 đồng với xăng ở kỳ điều hành hôm nay, theo Liên bộ chủ yếu do giá thế giới đi lên 10 ngày qua. Nhà chức trách cho biết, thị trường xăng dầu thế giới chịu ảnh hưởng việc dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 5,25 - 5,5% vào tuần tới.

Vì thế, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá tăng 3,8 - 8,6% tùy loại. Chẳng hạn, RON 92 (loại dùng để pha chế xăng E5RON92) tăng 8,6% lên mức 93,120 USD/thùng. RON 95 lên 98,92 USD/thùng, tương đương gần 7,9%. Tương tự, dầu disel đắt thêm gần 6%, ở mức 97,611 USD/thùng.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, đối với hạ tầng dự trữ xăng dầu, phấn đấu hạ tầng dự trữ sản xuất: Bảo đảm hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

Hạ tầng dự trữ thương mại: Bảo đảm hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2,5 - 3,5 triệu m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10.500.000 m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

Hạ tầng dự trữ quốc gia: Bảo đảm hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa 500.000 - 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1 - 2 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 15 - 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; bảo đảm sức chứa 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2 - 3 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

Tin cùng chuyên mục
Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Mưa lớn nhiều ngày do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã khiến cho nhiều vùng đất ở Nghệ An ngập úng cục bộ. Khu vực miền núi đã xuất hiện sạt lở. Đáng chú ý, đã có thiệt hại về người và tài sản vì mưa lũ.