Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Vườn ươm không phép vẫn vô tư hoạt động

PV - 15:44, 07/09/2018

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trên địa bàn hiện mới có 3 tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất, kinh doanh (SXKD) vườn ươm giống cây lâm nghiệp. Tuy nhiêt, trên thực tế có nhiều cơ sở ươm không phép mọc lên như nấm.

Bà Lê Thị Hải là một trong số 11 hộ SX giống cây lâm nghiệp tại xóm 11, xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương. Mỗi năm gia đình bà cung ứng ra thị trường khoảng 200–300 vạn cây lâm nghiệp, chủ yếu là keo.

 Người dân cần chú trọng mua giống có nguồn gốc rõ ràng để tránh rủi ro. Người dân cần chú trọng mua giống có nguồn gốc rõ ràng để tránh rủi ro.

“Khi Nhà nước có chủ trương, gia đình tôi đã làm thủ tục và đã được cấp chứng nhận SXKD. Tôi chủ yếu sản xuất keo giâm hom từ vườn cây nuôi lấy mô được mua từ một trung tâm giống tại tỉnh Phú Thọ, được kiểm định về chất lượng. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, đặt hàng của khách, chúng tôi sản xuất từ hạt keo nội, keo ngoại, tất cả đều được kiểm soát đầu vào, đầu ra”, bà Hải cho biết.

Qua tìm hiểu được biết, gia đình bà Hải là hộ duy nhất tại Thanh Chương đăng ký SXKD giống cây lâm nghiệp.

Cùng là chủ hộ SXKD giống cây lâm nghiệp tại xóm 11, bà Lê Thị Ngọc, chủ hộ phân trần: “Tôi cũng giâm cây từ cây nuôi lấy mô, cây đầu dòng đạt chất lượng nhưng hiện vẫn chưa làm thủ tục đăng ký SXKD. Chúng tôi cũng muốn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để vừa đảm bảo quy trình SX cũng như nâng cao giá trị sản phẩm(?)”.

Theo ông Nguyễn Tài Diện, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương, trong số 21 đơn vị, hộ SXKD cây giống trên địa bàn huyện thì mới chỉ có 2 đơn vị, 1 hộ gia đình đăng ký SXKD.

“Mỗi năm, các đơn vị, hộ gia đình tại huyện sản xuất được khoảng 11 triệu cây giống. Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cũng tổ chức 2-3 đợt kiểm tra lô sản phẩm xuất bán nhưng chủ yếu chỉ đến các đơn vị lớn, còn hộ cá thể vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở là chính”, ông Diện cho biết.

Ông Nguyễn Phùng Thiều, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương cho biết, không ít hộ vẫn chỉ căn cứ vào giá cả giống cây để lựa chọn mua chứ chưa thực sự quan tâm đến chất lượng. Đây cũng chính là lý do mà nhiều vườn ươm không phép vẫn có thể tồn tại trong thời gian dài. Trong khi đó, những cơ sở đã đăng ký thì vẫn thường gặp khó khăn về giá khi cung ứng giống cây chất lượng.

“Một kg hạt keo Úc có giá 8-9 triệu đồng trong khi hạt keo nội chỉ có giá 300-400 nghìn đồng/kg. Chúng đều cho ra số lượng cây như nhau nhưng chất lượng giống keo Úc hơn hẳn. Mỗi cây keo Úc giống, phải bán với giá 700 đồng mới có lãi thì keo nội chỉ cần bán 400 đồng đã lãi”.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững người dân cần chú trọng vào chất lượng cây giống. Qua đó, cần đoạn tuyệt với cây giống không rõ nguồn gốc có độ rủi ro cao để ưu tiên nhập giống tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!