Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh): Cần làm rõ những cáo buộc chưa đủ căn cứ trong quá trình tố tụng

Tuấn Trình – Nhóm PVĐT - 17:28, 31/07/2023

Vừa qua, tòa soạn báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn của ông Nguyễn Trọng Hoàng, SN 1964, trú tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nguyên là Chủ tịch UBND thị trấn Lim). Trong đơn, ông Hoàng trình bày, ông bị kết án oan theo Bản án Hình sự sơ thẩm số 97/2023/HS-ST ngày 28/4/2023 của TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Nguyễn Trọng Hoàng viết đơn Đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử phúc thẩm. Hy vọng, ngày 1/8/2023 xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử sẽ khách quan, toàn diện và thận trọng trong đánh giá chứng cứ
Ông Nguyễn Trọng Hoàng viết đơn Đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử phúc thẩm. Hy vọng, ngày 1/8/2023 xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử sẽ khách quan, toàn diện và thận trọng trong đánh giá chứng cứ

Kháng cáo

Trao đổi với ông Nguyễn Trọng Hoàng vào ngày 21/7, ông Hoàng cho biết: Sáng 27/4, TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, mở phiên tòa sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Dự án khu Cầu Chiêu - Bãi Lán (Dự án 5,2ha). Các bị cáo gồm: tôi (Nguyễn Trọng Hoàng - nguyên Phó Chủ tịch và Chủ tịch UBND thị trấn Lim - giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 10/2014); ông Nguyễn Hữu Nhuệ (nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lim từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2014 và là Chủ tịch UBND thị trấn Lim từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2020); ông Bạch Công Thưởng (nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lim từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2016) và ông Bạch Trung Tín (nguyên cán bộ địa chính UBND thị trấn Lim từ tháng 02/2002 đến tháng 7/2015), với tội danh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thỏa thuận hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở với hai hộ dân ở thị trấn Lim là ông Nguyễn Thế Pha và ông Nguyễn Hữu Dụng, trái với phương án đã được phê duyệt.

 "Toà án Nhân dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã tuyên phạt tôi với mức án tù có thời hạn là 12 năm. Do bị kết tội oan, nên tôi đã nộp Đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử phúc thẩm. Hiện vụ án đang được thụ lý tại TAND tỉnh Bắc Ninh theo trình tự phúc thẩm”, ông Hoàng cho hay.

Theo ông Nguyễn Trọng Hoàng, nội dung kết tội đối với ông là hoàn toàn sai sự thật, thiếu căn cứ, với rất nhiều những sai phạm của cơ quan tiến hành tố tụng huyện Tiên Du. Cụ thể như: Sai phạm trong áp dụng pháp luật; sai phạm trong việc định danh sự việc; sai phạm trong việc đánh giá vai trò người đồng phạm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không truy cứu TNHS những người có vai trò tổ chức, mà chỉ xử lý người thực hành…

“Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, tôi bị tòa kết tội về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hy vọng, đến ngày 1/8/2023 xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử sẽ khách quan, toàn diện và thận trọng trong đánh giá chứng cứ”, ông Nguyễn Trọng Hoàng chia sẻ trong cảm xúc oan ức.

Bốn bị cáo sau phiên xử ngày 27/4 tại TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Bốn bị cáo sau phiên xử ngày 27/4 tại TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Hi hữu - bị hại kêu oan cho bị cáo!

Qua tìm hiểu của phóng viên, được biết, sáng 27/4, TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Dự án 5,2ha. Trước khi phiên tòa diễn ra, hơn 100 hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất trong Dự án 5,2ha đã có đơn kêu oan cho 4 bị cáo. Và một trong hai bị hại của vụ án cũng kêu oan cho những người bị đưa ra xét xử.

Trên bục khai báo, tại phiên tòa sáng 27/4, ông Nguyễn Trọng Hoàng cho biết, thời điểm bị cáo tiếp nhận lại Dự án từ lãnh đạo thị trấn trước, UBND thị trấn Lim đã tổ chức cuộc họp bàn về giá bồi thường cho các hộ dân bị thu hồi đất. Cuộc họp này có sự tham gia của lãnh đạo UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc dự án...

Trước cáo buộc "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn" trong việc thỏa thuận bồi thường đất, ông Hoàng cho biết trước khi triển khai, UBND thị trấn Lim đã có công văn gửi các cấp có thẩm quyền ở huyện Tiên Du, nhưng họ không nhận được bất kỳ phản hồi, công văn phúc đáp nào.

Bị cáo Hoàng khẳng định, phương án bồi thường của UBND thị trấn Lim đã được báo cáo với Chủ tịch UBND huyện Tiên Du lúc đó. Tại tòa, bị cáo Hoàng còn nộp một quyển sổ tay công tác. Trong sổ, bị cáo cho biết có đầy đủ nội dung chứng minh cho lời khai của ông trước tòa là trung thực.

Để có thông tin khách quan và đa chiều, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với Luật sư Chu Thị Út Quỳnh (Đoàn Luật sư Hà Nội). Luật sư Út Quỳnh cho biết:

"Trong vụ án này bị can Nguyễn Trọng Hoàng bị khởi tố và xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều 356 quy định: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tại cấp sơ thẩm, Luật sư của bị cáo Hoàng đã phân tích và chỉ ra rằng, việc kết tội bị cáo Hoàng theo Điều 356 là không chính xác và không có căn cứ, bởi không đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Theo luật sư thì, hậu quả tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này. Nếu có hành vi làm trái công vụ mà không gây ra hậu quả, không có thiệt hại về tài sản hoặc không gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì không cấu thành tội danh này.

Trong vụ án này, cấp sơ thẩm quy kết bị cáo Hoàng có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ và gây ra thiệt hại về tài sản cho ông Pha và ông Dụng số tiền là: 1.142267.400 đồng. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, cáo buộc của cơ quan điều tra và viện kiểm sát là không có căn cứ, bởi số tiền nêu trên không phải là thiệt hại và cũng không có mối quan hệ nhân quả với hành vi sai phạm của các bị cáo trong vụ án này.

Tại phiên toà sơ thẩm, chính ông Pha và ông Dụng được Toà án huyện Tiên Du xác định là “bị hại” trong vụ án này, lại khẳng định mình không phải là bị hại, không bị thiệt hại gì trong vụ án này.

"Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thì dấu hiệu về động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này, trong vụ án này các bị cáo nói chung và bị cáo Hoàng nói riêng, đều được xác định là không có động vụ lợi (được thể hiện trong hồ sơ vụ án) và cũng không vì động cơ cá nhân nào khác nên không thoả mãn dấu hiệu của tội phạm này", Luật sư Chu Thị Út Quỳnh (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhấn mạnh.


Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Sau gần 4 năm huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn xã hội và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng về kết quả trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện.