Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Virus Nipah đang bùng phát, TP Hồ Chí Minh tăng cường giám sát người nhập cảnh về từ vùng dịch

T.Hợp - 15:30, 28/09/2023

Trong tuần qua, virus Nipah đã bùng phát tại bang Kerala miền Nam Ấn Độ. Tại Việt Nam, dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng để ngăn chặn sự lây truyền của virus này, ngày 28/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã tổ chức giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch về.

Virus Nipah liên kết với các thụ thể trên tế bào người trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. (Nguồn ảnh: Dr_microbe/Getty).
Virus Nipah liên kết với các thụ thể trên tế bào người trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. (Nguồn ảnh: Dr_microbe/Getty).

Virus Nipah là một loại virus RNA thuộc họ Paramyxoviridae. Virus Nipah lây truyền từ động vật sang người. Virus được tìm thấy chủ yếu ở động vật và ban đầu có thể lây từ động vật sang người.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, bệnh do virus Nipah gây nên được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999, sau một đợt dịch bùng phát trên cả lợn và người ở Malaysia và Singapore. Loại virus này thường lây lan chủ yếu từ loài dơi ăn quả, có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, virus Nipah cũng có thể lây từ người này sang người khác nếu tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của người nhiễm.

Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (40% - 75% tùy thuộc vào chủng) và sự lây lan ngày càng tăng giữa người với người có thể dẫn đến sự biến đổi của virus. 

Đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, để phát hiện sớm các trường hợp sốt hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để cách lý, xử trí kịp thời ngay tại cửa khẩu, hiện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh vẫn thực hiện giám sát 24/24 giờ người nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế (Cảng hàng hông quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng hải TP Hồ Chí Minh). Trong đó, sẽ tăng cường giám sát người nhập cảnh từ các vùng đang bùng phát dịch.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố cũng lưu ý các hành khách đi về từ vùng dịch, nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như: sốt, nhức đầu từ 3 - 14 ngày cùng với các dấu hiệu hô hấp ho, đau họng và khó thở cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh nhiễm virus Nipah, ngành y tế khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước; tránh tiếp xúc với dơi hoặc lợn bị bệnh; tránh những nơi dơi thường trú ngụ; tránh ăn hoặc uống các sản phẩm có thể bị ô nhiễm bởi dơi, chẳng hạn như nhựa cây chà là sống, trái cây sống hoặc trái cây tìm thấy trên mặt đất; tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của bất kỳ người nào được biết là bị nhiễm Nipah.

Người dân cần lưu ý các triệu chứng nhiễm virus Nipah thường xuất hiện sau 4 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus Nipah, triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm viêm não và có khả năng tử vong. Cụ thể, các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt và nhức đầu từ 3 - 14 ngày và thường bao gồm các dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như ho, đau họng và khó thở. Giai đoạn biến chứng nặng (viêm não), bệnh nhân có thể có các triệu chứng như buồn ngủ, mất phương hướng và rối loạn tâm thần, có thể nhanh chóng tiến triển đến hôn mê trong vòng 24 - 48 giờ.

Do hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với virus Nipah mà chủ yếu là điều trị theo triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân, cho người bệnh nghỉ ngơi và truyền dịch. Theo các chuyên gia y tế, một số phương pháp điều trị virus Nipah đang được phát triển. Chẳng hạn như, liệu pháp kháng thể đơn dòng. Trong liệu pháp này, protein miễn dịch được sản xuất trong phòng thí nghiệm, bắt chước các kháng thể cơ thể tạo ra tự nhiên nhằm chống lại virus.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.