Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Khoa Trịnh - 21:31, 22/09/2023

Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của virus Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người. Nipah được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là căn bệnh được ưu tiên cao với khả năng gây ra một đại dịch toàn cầu khác, khiến bất kỳ đợt bùng phát nào cũng trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Cấp cứu bệnh nhân nhiễm Virus Nipah tại Ấn Độ
Cấp cứu bệnh nhân nhiễm Virus Nipah tại Ấn Độ

Virus Nipah từ dơi bắt đầu lây nhiễm cho 6 người ở bang Kerala (miền nam Ấn Độ) vào cuối tháng 8, 2 người trong số đó đã chết. Sau đó vi rút này tiếp tục lây nhiễm cho hơn 700 người, kể cả nhân viên y tế. Chính quyền bang đã đóng cửa một số trường học, văn phòng và mạng lưới giao thông công cộng.

Đợt bùng phát virus Nipah này là đợt thứ tư tấn công bang Kerala trong vòng 5 năm. Một số nhà khoa học lo ngại sự lây lan ngày càng tăng giữa người với người có thể dẫn đến vi rút ngày càng dễ lây lan. Trong đợt bùng phát virus Nipah đầu tiên ở bang Kerala, 21 trong số 23 người nhiễm bệnh đã thiệt mạng. Các đợt bùng phát trong năm 2019 và 2021 đã khiến 2 người thiệt mạng.

Virus Nipah thuộc chi Henipavirus, họ Paramyxoviridae, lần đầu tiên xác định năm 1998, công bố năm 1999 bùng phát dẫn tới hơn 100 người tử vong tại hai quốc gia Malaysia và Singapore.

Kể từ khi phát hiện ra virus Nipah, song thế giới vẫn chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với mối đe dọa về sức khỏe trên toàn cầu do virus này gây ra. 

Một số nhà khoa học lo ngại sự lây lan ngày càng tăng tỷ lệ tử vong của virus Nipah cũng rất cao từ 40 - 75% tùy thuộc vào chủng. Các trường hợp nhiễm virus này thường có nhiều triệu chứng giống cúm, gồm sốt, ho, đau đầu trong vòng từ 3-14 ngày. Chỉ khoảng 2 ngày xuất hiện triệu chứng, người bệnh nhiễm virus Nipah sẽ bị viêm phổi, suy hô hấp cấp hoặc gặp các triệu chứng thần kinh như co giật và hôn mê.

WHO tuyên bố trên trang web: “Virus Nipah là một loại virus lây truyền từ động vật sang người và cũng có thể lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc lây truyền trực tiếp giữa người với người”.

Biểu đồ lây truyền Vius Nipah
Biểu đồ lây truyền Vius Nipah

Bên cạnh thách thức trong việc điều trị, việc phát hiện bệnh nhân đã nhiễm virus Nipah để ngăn ngừa, điều trị cũng là một khó khăn. Các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân là do nhận thức của người dân về virus Nipah vẫn còn rất thấp, thêm vào đó, người nhiễm virus có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên khó phát hiện.

Hiện tại, vẫn chưa có vaccine phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị khi nhiễm virus Nipah. Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm virus Nipah là giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh, rửa trái cây và rau quả, gọt vỏ trái cây trước khi ăn. CDC khuyến nghị người dân sống ở những khu vực xảy ra dịch bệnh thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đồng thời tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể hoặc máu của những người bị nhiễm bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.