Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát hiện quan trọng về Protein giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hoại tử

PV - 20:14, 24/04/2023

Các nhà khoa học Australia phát hiện protein NLRP3 - một cảm biến miễn dịch có trong tế bào miễn dịch của trung tâm thần kinh, hay còn gọi là tiểu thần kinh đệm - có thể chống lại Virus gây hoại tử.

Hình minh họa protein NLRP3 có khả năng phát hiện các độc tố của virus gây hoại tử. (Nguồn: EMBO reports)
Hình minh họa protein NLRP3 có khả năng phát hiện các độc tố của virus gây hoại tử. (Nguồn: EMBO reports)

Các nhà khoa học Australia mới đây đã phát hiện một protein trong hệ miễn dịch có thể đóng vai trò then chốt tiêu diệt loại vi khuẩn "ăn thịt người."

Nghiên cứu, do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Quốc gia Australia (ANU) thực hiện và công bố ngày 20/4, đã phát hiện rằng có thể sử dụng Protein NLRP3 - một cảm biến miễn dịch có trong tế bào miễn dịch của trung tâm thần kinh hay còn gọi là tiểu thần kinh đệm - làm "vũ khí" chống lại vi khuẩn Clostridium perfringens.

Loại vi khuẩn này thường gây ngộ độc thực phẩm nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiễm trùng dẫn tới tử vong như hoại tử.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, loại vi khuẩn này sản sinh ra 2 độc tố, trong đó một độc tố đục lỗ trên bề mặt tế bào, độc tố còn lại phá hủy cấu trúc bên trong tế bào.

Các nhà nghiên cứu mô tả protein NLRP3 có khả năng phát hiện các độc tố này - như một thiết bị báo cháy.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện NLRP3 có thể hoạt động rất mạnh và gây ra phản ứng quá mức của cơ thể khiến các cơ chế đảm bảo an toàn cho cơ thể ngừng hoạt động, gây ra các tình trạng có thể đe dọa tính mạng như nhiễm trùng.

Nghiên cứu do các nhà khoa học Anukriti Mathur và Callum Kay tại Trường Nghiên cứu Y khoa John Curtin (JCSMR) thuộc ANU chủ trì thực hiện.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thuốc để giảm phản ứng do NLRP3 kích hoạt, qua đó giải mã các cơ chế báo động của protein này khi phát hiện độc tố.

Theo các nhà khoa học, bằng cách hiểu rõ vai trò của NLRP3 trong việc phát hiện các độc tố chết người và các cơ chế phòng vệ mà protein này kích hoạt để bảo vệ cơ thể, các nhà khoa học có thể bắt đầu phát triển các kỹ thuật mới nhắm vào NLRP3 và làm giảm phản ứng quá mức của cơ thể do protein này gây ra.

Điều này không chỉ giúp ngăn cơ thể kích hoạt các phản ứng cực đoan đối với nhiễm trùng và có thể dẫn tới tử vong, mà còn có thể giúp tìm ra những cách mới đối phó với vi khuẩn và có thể phát triển các phương pháp điều trị mới.

Trong thông cáo báo chí ngày 20/4, bà Mathur nhấn mạnh tỷ lệ tử vong do hoại tử cơ gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Perfringens hiện vẫn ở mức cao đáng báo động, hơn 50%.

Các nhà khoa học kỳ vọng phát hiện mới nói trên sẽ giúp phát triển các liệu pháp mới đánh bại vi khuẩn này.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.