Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việc nhỏ mà không nhỏ

Thiên Đức - 10:58, 05/11/2019

Nhặt vài ba túi nylon, chai nhựa, vỏ đồ hộp… nổi lềnh phềnh trên biển, tưởng chỉ là một việc nhỏ mà không nhỏ chút nào. Khi tất cả ngư dân cùng làm việc này thì đây là việc giúp cho môi trường biển sạch hơn, vấn đề lớn rác thải nhựa cũng dần được giải quyết.

Anh Cường bên những “chiến lợi phẩm” thu gom trên biển
Anh Cường bên những “chiến lợi phẩm” thu gom trên biển

Gần đây, hình ảnh anh Trần Văn Cường, ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế hằng ngày khi đi biển mang theo dụng cụ tự chế vớt rác trên biển để gây ấn tượng mạnh với cộng đồng. Anh Cường và một số ngư dân khác tự tổ chức thu gom rác. Mỗi chuyến đi biển về, anh bán những loại chai nhựa, vỏ lon các loại lấy tiền gửi vào quỹ ủng hộ cho học sinh nghèo. 

Có thể nói, hành động tự nguyện, tự giác của một ngư dân như anh Cường hoàn toàn có thể trở thành nguồn cảm hứng để trở thành “1 công đoạn” quen thuộc của toàn bộ ngư dân. Nếu chúng ta biết truyền ngọn lửa ấy, thì việc nhỏ này có thể giúp giải quyết một việc lớn. 

Đã từng có những trận rác từ ngoài biển tấn công vào bờ, mới đây là hàng núi rác “đổ bộ” vào bờ biển Vũng Tàu. Địa phương huy động các lực lượng để dọn rác trong nhiều ngày. Ai cũng biết, rác đó là do chính chúng ta thải ra, nhưng chẳng mấy ai tỉnh ngộ.

Thiết nghĩ, làm sạch biển mang lại rất nhiều giá trị cho con người. Bờ biển sạch mới phát triển du lịch, còn biển sạch thì hải sản mới sạch, các loài tôm, cá mới sống được, nguồn lợi thuỷ sản được bảo vệ. Hải sản bị rác nhựa tấn công và tiêu diệt, thì ngư dân là đối tượng chịu khổ, chịu nạn trước.

Từ câu chuyện của ngư dân Trần Văn Cường, các địa phương cần phát động những chương trình dọn rác biển trong lực lượng ngư dân. Trước hết, là tuyên truyền cho ngư dân hiểu, chính họ là những người không thải rác sinh hoạt ra biển, đồng thời thu gom rác trên biển.

Nghiệp đoàn nghề cá của các địa phương cũng cần vào cuộc, kêu gọi đoàn viên tham gia hưởng ứng phong trào này. Dọn được một chai nhựa, túi nylon trên biển, là có thêm được một con cá, con tôm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.