Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Báo động ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

PV - 10:36, 23/07/2018

Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối làm ô nhiễm môi trường sống của người dân ở khu vực nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân…

rác thải Nhiều bãi rác dân sinh được hình thành hai bên đường giao thông trên địa bàn Quảng Bình.

Sống chung với rác

Ông Ngô Ngọc Hòa ở thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch cho biết: Người dân thôn ông phải sống trong môi trường ô nhiễm từ nhiều năm nay. Sự thiếu ý thức của người dân trong việc thu gom rác thải đã làm cho đường làng, ngõ xóm, ao hồ, sông suối trở thành những điểm tập kết rác thải. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường còn xuất phát từ việc bãi rác thải xã Cảnh Dương cách xóm chỉ hơn 100m. Bãi rác này không được xử lý đốt hoặc chôn nên mùi hôi thối bốc lên làm người dân rất khó chịu. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền các cấp, thế nhưng vẫn không có phương án xử lý.

Không chỉ riêng ở Quảng Trạch, người dân thị xã Ba Đồn cũng phải sống chung với rác thải. Qua thị sát, dễ dàng bắt gặp các bãi rác dân sinh. Ngay tại khu vực chợ Quảng Hòa, một bãi rác lớn đã tồn tại nhiều năm nay. Điều quan ngại là bãi rác này nằm trong khu vực dân cư, cạnh trường học nên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và các cháu học sinh..

Bà Nguyễn Thị Xuân ở thôn Thanh Tân, xã Quảng Hòa bức xúc cho biết, bà không thể chịu đựng được mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác này mỗi khi làm ruộng ở đây. Vậy mà nó nằm ở ngay vị trí trung tâm, bên cạnh trường học, khu dân cư... Đó là chưa kể, rác thải bay xuống lấp ruộng, cứ mỗi lần canh tác, bà phải dọn sạch hết rác trên ruộng mới gieo trồng được.

Chưa có giải pháp lâu dài

Ông Ngô Ngọc Cầm, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa cho biết: hiện nay lượng rác sinh hoạt trong khu dân cư mỗi ngày thải ra một số lượng rất lớn. Chính quyền xã đã chỉ đạo và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Năm 2017, UBND xã đã thành lập Tổ thu gom rác thải trong khu dân cư, nhằm giảm áp lực rác thải từ nhà dân ra môi trường. Địa phương cũng đã hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam ở Bố Trạch để thu gom, vận chuyển và xử lý. Thế nhưng việc thu gom, xử lý ở các địa điểm công cộng vẫn chưa được như mong muốn. “Hiện tại, Quảng Hòa không có quỹ đất để xây dựng điểm tập kết rác. Vì vậy, đành phải mượn tạm khu vực đất quy hoạch làm bến xe của xã để làm bãi tập kết rác”, ông Cầm chia sẻ.

Qua tìm hiểu được biết, ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân do chưa có sự vào cuộc tích cực của chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc phát huy sức mạnh tập thể, xã hội hóa công việc thu gom rác thải...

Ông Phan Xuân Hào, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho biết: UBND tỉnh và Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền. Thế nhưng trên thực tế, chính quyền nhiều địa phương vẫn có tâm lý coi “rác là chuyện nhỏ” nên còn chủ quan, chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, điều hành việc thu gom, tập kết, xử lý rác thải, ảnh hưởng đến môi trường sống nhiều khu vực dân cư. Cũng theo ông Hào, vấn đề căn cơ vẫn là kinh phí để đầu tư cho các địa phương xây dựng các bãi rác tập trung. Nếu có bãi rác tập trung sẽ hạn chế được tình trạng này và môi trường cũng đỡ

ô nhiễm hơn…

Ô nhiễm môi trường sống là vấn đề hết sức đáng lo ngại ở khu vực nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Để khắc phục vấn đề này, chính quyền , ban ngành các cấp nơi đây cần quan tâm đầu tư để các địa phương triển khai các giải pháp xử lý rác thải có hiệu quả.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.