Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 16:29, 03/05/2024

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.

Ông Trịnh Xuân Trường
Ông Trịnh Xuân Trường

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai: Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Song với sự quyết tâm, lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân trong thực hiện, giám sát, tỉnh Lào Cai đạt được kết quả tích cực trong triển khai Chương trình MTQG 1719.

Hết năm 2023, toàn tỉnh đã đầu tư được 393 công trình các loại. Trong đó có 18 tuyến đường đến trung tâm xã với chiều dài 124km; 307 công trình đường giao thông nông thôn , với chiều dài 751km, 02 công trình chợ nông thôn, 03 công trình nhà văn hóa thôn, 52 công trình trường học, 32 nhà sinh hoạt văn; 26 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung...

Về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, tỉnh đã thực hiện 18 dự án, với gần 5.000 hộ tham gia; 29 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng với hơn 1.500 hộ tham gia; mở trên 100 lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho trên 5.000 lao động nông thôn;. Các dự án khác của Chương trình MTQG 1719 cũng được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Qua tổng kết cho thấy, hết năm 2023 có 6 chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện chương trình đạt và vượt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 đề ra, cụ thể: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ học đến trường (Mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng. Toàn tỉnh đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tất cả các chỉ tiêu khi kết thúc Chương trình MTQG 1719.

Ông Trần Văn Lâu
Ông Trần Văn Lâu

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng: Tháo gỡ một số vướng mắc để đạt được mục tiêu Chương trình MTQG 1719 đề ra.

Đến thời điểm này, cơ bản các văn bản bộ, ngành Trung ương khá đầy đủ, cụ thể, chi tiết, tạo thuận lợi để địa phương triển khai Chương trình MTQG 1719. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, ban hành văn bản pháp lý thuộc thẩm quyền kịp thời; Các sở ngành, địa phương chủ động trong tổ chức triển khai, phối hợp tốt trong thực hiện. Đặc biệt, Chương trình được đồng bào DTTS vui mừng đón nhận và đồng thuận cao trong triển khai tại địa phương.

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai Chương trình 1719 tại cơ sở cũng gặp không ít khó khăn: Chẳng hạn như, khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) thì sẽ thôi triển khai các chính sách,gây khó khăn cho các tỉnh trong triển khai các chính sách và việc phân bổ vốn hằng năm thực hiện Chương trình.

Bởi Luật Đầu tư công quy định, trước ngày 25/7 hằng năm, UBND báo cáo HĐND cùng cấp thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau. Trong tháng 9 cùng năm, tỉnh xây dựng dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư của năm sau để thông báo mức dự kiến cho các đơn vị, các chủ đầu tư khẩn trương chuẩn bị thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, đảm bảo các dự án được phê duyệt đến ngày 31/10.

Trong khi đó, việc trình hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn NTM trình cấp có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt thường niên được tổ chức vào cuối năm (không đồng nhất với thời gian ghi vốn, phân bổ giao vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719). Khi xã được cấp có thẩm quyền công nhận NTM, thì nghị quyết, quyết định giao vốn đã ban hành và có các công trình đang thi công. Đây cũng là khó khăn chung của các tỉnh trong triển khai vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Ngoài ra, việc triển khai chính sách vốn vay tín dụng khó triển khai thực hiện do phần lớn đối tượng đã vay vốn theo các chương trình, chính sách khác trước đây. Một số xã trước đây thuộc vùng khó khăn nay không còn là xã khó khăn, nên phải thu hồi nguồn vốn cho vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn khi đến hạn. Trong khi người dân ở các xã này rất cần vốn để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thoát nghèo bền vững, tạo việc làm tại địa phương.

Bà Hồ Thị Lệ Hà
Bà Hồ Thị Lệ Hà

Bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị: Chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào

Ở Quảng Trị, đồng bào các DTTS được thụ hưởng đầy đủ các chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai. Ngoài ra, trong từng giai đoạn cụ thể, năm cụ thể và ở vùng cụ thể, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu để lãnh đạo tỉnh có những chủ trương, chính sách đặc thù để hỗ trợ đồng bào các DTTS phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nhắc đến Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND, ngày 18/07/2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về hỗ trợ cấp đất ở, đất sản xuất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào DTTS trên địa bàn. Nghị quyết 10/2018/NQ- HĐND thể hiện được vai trò của những người làm công tác dân tộc đối với sự phát triển chung của vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị.

Tại thời điểm năm 2018, các hộ đồng bào DTTS ở Quảng Trị có chung một thực tế cơ bản đó là thiếu đất sản xuất, thiếu kinh phí để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND ra đời và qua gần 6 năm thực hiện, đã có hàng ngàn hộ gia đình đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghị quyết đã tác động tích cực, mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị.

Khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai thực hiện, Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh điều hành triển khai các dự án thành phần. Tương tự ở cấp huyện, Phòng Dân tộc là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND các huyện thực hiện có hiệu quả Chương trình. Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719, đồi hỏi người làm công tác dân tộc phải đi sâu đi sát, hiểu biết về văn hóa, địa bàn vùng đồng bào DTTS. Từ đó, đưa ra những tham mưu đúng, trúng trong từng chính sách.

Ông Nguyễn Thế Nhân
Ông Nguyễn Thế Nhân

Ông Nguyễn Thế Nhân, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi: Tự hào được làm công tác dân tộc

Những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến đồng bào DTTS và miền núi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy kinh tế- xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt, với Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, chính sách dân tộc được triển khai sâu rộng, đầy đủ và toàn diện hơn, đồng thời được Nhân dân và các cấp chính quyền, các ngành đồng tình hưởng ứng và ủng hộ.

Chính vì vậy, những người làm công tác dân tộc có nhiều cơ hội, động lực để cống hiến; trong đó có cả sự tự hào được làm công tác dân tộc. Vừa trực tiếp triển khai chính sách, tạo niềm tin ngày càng sâu sắc hơn của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước, đội ngũ làm công tác dân tộc cũng là “cầu nối” được đồng bào tin tưởng gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và phản ảnh những ý kiến đến Đảng, Nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai công tác dân tộc còn một số khó khăn như: địa bàn miền núi rộng, địa hình phức tạp, hiểm trở; trình độ dân trí, đời sống tinh thần, vật chất vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa cao. Phương tiện, biên chế và kinh phí bố trí cho cơ quan làm công tác dân tộc còn một số hạn chế.

Vì vậy, trong thời gian tới Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền cần có sự quan tâm nhiều hơn để cơ quan công tác dân tộc và những người làm công tác dân tộc có động lực cống hiến nhiều hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước, đồng bào DTTS tin tương giao phó.

Ông A Lăng Lênh
Ông A Lăng Lênh

Ông A Lăng Lênh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động

Thời gian qua, Phòng Dân tộc huyện Tây Giang đã phối hợp với các cấp, các hội, đoàn thể thực hiện tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức như hội thảo, hội nghị, sân khấu hóa hình thức tuyên truyền, nhiều cổ động trực quan tuyên truyền trên đài phát thanh, trong đó, chú trọng nhất là tuyên truyền trực tiếp theo kiểu “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để người dân tiếp thu dễ dàng.

Đối với Phòng Dân tộc huyện, đơn vị đã phối hợp với các cấp, các hội, đoàn thể thực hiện tuyên truyền đến người dân bằng nhiều thảo, hội nghị, sân khấu hoá, tuyên truyền trên đài phát thanh. Đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp theo kiểu “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để người dân tiếp thu được dễ dàng.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước của cán bộ làm công tác Dân tộc cũng có một số khó khăn nhất định. Ví dụ như ở một số thôn, xã ở vùng cao, vùng biên giới, trình độ nhận thức của bà con cũng còn khiêm tốn; đa số người dân còn khó khăn nên việc tuyên truyền đôi lúc cũng còn gặp khó. Phòng Dân tộc huyện mong muốn, trong thời gian tới các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường các chính sách đầu tư, hỗ trợ để người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo từ đó đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Phòng Dân tộc huyện sẽ nỗ lực hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Trong đó, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc của huyện sẽ tăng cường vận động lực lượng Người có uy tín, các hội, đoàn thể trên địa bàn cùng nhau làm tốt công tác tuyên truyền đến người dân; để thực sự là “cầu nối” của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chính sách đến đồng bào.

Ông Rơ Châm Chel
Ông Rơ Châm Chel

Ông Rơ Châm Chel, cán bộ Phòng Dân tộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai: Cán bộ làm công tác dân tộc ngoài tâm huyết, phải hiểu biết chuyên môn đa ngành

Huyện Ia Grai có hơn 45% dân số là đồng bào DTTS, trong đó có 2 xã biên giới. Với gần 10 năm trong công tác trong ngành dân tộc và kinh nghiệm, sự am hiểu về đồng bào DTTS, tôi có lợi thế trong việc vận động người dân cùng thực hiện tốt các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, nhất là là Chương trình MTQG 1719.

Là người tiếp xúc trực tiếp với đồng bào, đặc thù địa phương nên khi triển khai chính sách dân tộc, tôi thấy còn nhiều khó khăn, như: Nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách dân tộc còn hạn chế. Công tác dân tộc là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực và cần có sự tham gia của nhiều ngành trong hệ thống chính trị.

Điều này đòi hỏi cán bộ phải hiểu biết chuyên môn đa ngành, có tâm huyết, hiểu rõ đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của đồng bào, phải gần dân, hiểu dân, trọng dân và có kỹ năng vận động quần chúng. Cán bộ làm công tác dân tộc sẽ phải luôn quan tâm, sâu sát thực tiễn cơ sở hơn nữa để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đời sống đồng bào DTTS...                   

Trong thời gian tới Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền cần có sự quan tâm nhiều hơn để cơ quan công tác dân tộc và những người làm công tác dân tộc có động lực cống hiến nhiều hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước, đồng bào DTTS tin tương giao phó.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sáng 10/10, tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024. Tham sự kiện có: ông Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng; các thầy cô và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.