Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Vay tiền trồng cao su, mất khả năng trả nợ

PV - 16:01, 29/08/2018

Năm 2001, người dân xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vui mừng được tham gia dự án Đa dạng hóa nông nghiệp. Theo đó, người dân được vay vốn để chuyển đổi trồng cây cao su. Tại thời điểm đó, loại cây này được mệnh danh là “vàng trắng”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, cao su hiện nay lại trở thành gánh nặng của người dân.

Theo thống kê của UBND xã Bình Khương, số hộ dân làm thủ tục vay vốn trồng cây cao su vào thời điểm 2001 lên đến hơn 40 hộ, với diện tích khoảng 38ha. Để phát triển loại cây này, các hộ dân đã tiến hành phá bỏ các loại cây trồng đã canh tác trước đó như bạch đàn, sắn, dưa... để có đất sản xuất.

trồng cao su Ông Nguyễn Liên thôn Tây Phước, xã Bình Khương lo lắng bên vườn cao su kém chất lượng và số tiền vay ngân hàng
Ảnh: ITN

Thế nhưng, đến năm 2009, khi cây cao su của người dân địa phương bắt đầu cho thu hoạch, thì gặp bão khiến cho một phần lớn diện tích bị đổ gãy. Số còn lại cũng chịu ảnh hưởng nên không thể cho mủ. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Liên (trú thôn Tây Phước, Bình Khương), khi tham gia dự án đã phá bỏ 1,7ha bạch đàn trong vườn để trồng cao su. Trận bão năm 2009 đã làm cho 400/700 cây cao su của gia đình ông gãy đổ hoàn toàn.

“Để trồng được diện tích cao su này, tôi đã vay vốn của ngân hàng trên 26 triệu đồng. Tưởng là sắp thu hoạch và có thể trả được nợ nhưng vườn cây bị ảnh hưởng của thiên tai nên không có cách nào để trả được. Mãi đến bây giờ, khoản nợ trước đây đã tăng lên đến 80 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Giờ tôi cũng không biết phải làm sao khi kinh tế của gia đình chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập mỗi năm cũng không được bao nhiêu”, ông Liên cho biết.

Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Phó Chủ tịch xã Bình Khương, sau khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, cây cao su không còn phát huy hiệu quả. Từ con số hơn 40 hộ dân với 38ha diện tích cao su trong xã ban đầu đến nay, chỉ còn lại khoảng 10 hộ với diện tích còn lại chưa tới 10ha. Đa số những hộ dân còn lại vì vướng nợ ngân hàng chưa thể trả nên vẫn giữ lại.

Cũng theo ông Sơn, trên địa bàn xã Bình Khương hiện còn 12 hộ trước đây đăng ký vay vốn trồng cao su, với số tiền 152 triệu đồng nhưng vẫn chưa trả được. Với lãi suất vay thời điểm đó lên đến 0,81%/tháng, tính cả tiền vốn và tiền lãi các khoản nợ đã đội lên rất cao, như hộ gia đình ông Liên thì tiền nợ hiện nay đã gấp hơn 3 lần khoản vay lúc đầu. Để trả được số tiền đó cũng là một vấn đề khó khăn của các hộ dân.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!