Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn học đề tài dân tộc thiểu số và miền núi: Vượt qua thách thức để khẳng định chỗ đứng

Hồng Minh - 13:57, 26/11/2019

Là một bộ phận văn học đặc thù, văn học các dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã tự xác định lấy không gian, cuộc sống, văn hóa, lịch sử… làm đề tài chủ đạo cho các tác phẩm của mình. Vì thế sự phát triển của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự thay đổi của bộ phận văn học đặc thù này. Ảnh hưởng đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác.

Phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các DTTS là nguồn đề tài phong phú cho các văn nghệ sĩ. (Trong ảnh: Lễ cúng rừng của người Pu Péo, Hà Giang)
Phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các DTTS là nguồn đề tài phong phú cho các văn nghệ sĩ. (Trong ảnh: Lễ cúng rừng của người Pu Péo, Hà Giang)

Theo ông Vũ Quốc Khánh, Chi hội Văn học nghệ thuật (VHNT) các DTTS tỉnh Phú Thọ, trước sự bùng nổ của mạng xã hội và văn học mạng đã xảy ra hiện trạng ai cũng có thể sáng tác và quảng bá tác phẩm mà không cần biết chất lượng ra sao. Điều này đã làm ảnh hưởng đến nhận thức của bạn đọc. 

Vì vậy, Hội và các Chi hội VHNT các DTTS cần có thêm các hoạt động để góp phần cùng các Hội VHNT địa phương định hướng nhận thức cho bạn đọc; nâng cao kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật và văn phong cho các văn nghệ sĩ. Còn các văn nghệ sĩ, nhất là văn nghệ sĩ đang sáng tác các tác phẩm phục vụ đồng bào DTTS&MN đòi hỏi phải tự đổi mới, tạo ra các tác phẩm hay, phản ánh cuộc sống một cách chân thực, tồn tại trong ý thức chủ quan của người đọc. 

Về cơ bản, đội ngũ các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đang dần tự tin hội nhập với sắc màu và bản lĩnh riêng. Dù bằng con đường nào, thì cái đích cuối cùng của văn chương vẫn là chuyển tải thật hiệu quả các vấn đề của dân tộc và thời đại đến với người đọc. 

Nhà văn Lộc Bích Kiệm, Chi hội VHNT các DTTS tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Văn học các DTTS thực sự là một bộ phận đặc thù, đặc thù từ đối tượng cầm bút đến đối tượng phản ánh, đặc thù từ đối tượng thẩm mỹ đến lý tưởng thẩm mỹ, đặc thù trong cảm xúc đến bút pháp thể hiện. Tất cả đã làm nên một bộ phận văn học độc đáo với những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo; góp phần thiết thực xây dựng quê hương đất nước, xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 

 Không gian, cuộc sống, văn hóa, lịch sử… là đề tài chủ đạo cho các tác phẩm văn học DTTS&MN
Không gian, cuộc sống, văn hóa, lịch sử… là đề tài chủ đạo cho các tác phẩm văn học DTTS&MN

Ngoài ra, theo nhà văn Lộc Bích Kiệm, việc sáng tác bằng tiếng DTTS cũng góp phần bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa các dân tộc. “Đối với người nghệ sĩ, còn gì thuận lợi hơn khi được sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để sáng tác. Khi ấy, người nghệ sĩ được phát huy vốn ngôn ngữ dồi dào của mình, như cá được trở về với nước, như chim được trở lại với rừng”, nhà văn Lộc Bích Kiệm chia sẻ.

Theo Báo cáo tổng kết tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Hội VHNT các DTTS Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 - 2024, trong thời gian qua, đội ngũ văn nghệ sĩ người DTTS xuất hiện khá đông đảo, có nhiều tác phẩm phục vụ đồng bào dân tộc. Ngày càng nhiều tác giả người DTTS có ý thức quan tâm nhiều hơn đến việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và sáng tác song ngữ. Hàng trăm công trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch các loại hình văn nghệ dân gian của các dân tộc Tây Nguyên, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thái, Mông… và của nhiều dân tộc khác của các tác giả DTTS được biên soạn rất công phu và có giá trị cao được ra mắt bạn đọc.

Những tìm tòi, sáng tạo của các nhà văn DTTS đã chứng tỏ bản lĩnh, tài năng và tinh thần dân tộc của nhà văn trên hành trình hội nhập. Vì thế, những đổi mới trong cách nghĩ, cách viết của họ cần phải được trân trọng và được nghiên cứu một cách khách quan, kỹ lưỡng.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.