Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Kiên Giang

PV - 17:22, 22/10/2020

Với gần 2.700 tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) đang hoạt động, những năm qua, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang từng bước khẳng định vai trò, hiệu quả không thể thiếu trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, mang lại thu nhập và đời sống ổn định cho các thành viên.

Các HTX trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã làm tốt vai trò tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân
Các HTX trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã làm tốt vai trò tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân

Hơn 10 năm trước, để giúp người dân huyện Vĩnh Thuận nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống với mô hình nuôi tôm sú, tôm càng xanh, HTX Dịch vụ nông nghiệp ấp Căn Cứ, xã Vĩnh Phong đã chủ động tìm gặp kỹ sư nông nghiệp, cán bộ khuyến nông nhằm tiếp cận với khoa học - kỹ thuật, sau đó cùng các hộ nuôi tôm tiến hành xử lý ao nuôi bằng vôi để rửa phèn, điều tiết độ mặn… Sau một thời gian, những cánh đồng ngập mặn cỏ mọc um tùm đã biến thành những vuông nuôi tôm quy mô lớn.

Ông Nguyễn Văn Dậu - Giám đốc HTX Căn Cứ, cho biết: “Đến nay, Vĩnh Thuận hiện có khoảng 23.000ha đất luân canh lúa - tôm, trong đó khoảng 80% diện tích nuôi xen canh tôm thẻ với tôm càng xanh. Sản lượng tôm bình quân hàng năm đạt từ 13.000 - 15.000 tấn”.

Theo tính toán và thu hoạch thực tế của nông dân, 1ha nuôi theo mô hình “tôm xen tôm” sẽ cho lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. Từ hiệu quả của mô hình nuôi 1 vụ tôm càng xanh xen tôm thẻ với 1 vụ lúa huyện Vĩnh Thuận đã quy hoạch mô hình này ở các xã nằm ven sông Cái Lớn, với tổng diện tích gần 10.000ha.

Tương tự, thời gian qua, các HTX trồng hồ tiêu ở Giồng Riềng đã và đang từng bước áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp sản phẩm hồ tiêu vừa tăng năng suất, chất lượng ổn định, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.

Trong đó, HTX Dịch vụ Nông dân trồng tiêu Hòa Phú, xã Ngọc Hòa thành lập từ năm 2015 với 72 thành viên chuyên sản xuất tiêu trên tổng diện tích 52 ha; trong đó, 20 ha của 20 thành viên áp dụng quy trình sản xuất hồ tiêu sạch, xử lý phân thuốc hữu cơ theo quy định. Đến năm 2018, 20 ha trồng hồ tiêu của Hợp tác xã Dịch vụ Nông dân trồng tiêu Hòa Phú được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện Hợp tác xã Dịch vụ Nông dân trồng tiêu Hòa Phú cung ứng cho thị trường hồ tiêu thương phẩm chất lượng cao với sản lượng hơn 180 tấn/năm. Sản phẩm của HTX dần khẳng định chỗ đứng trên  thị trường, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Thép, ấp Hòa Phú, xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng cho biết, với 1,4 ha trồng hồ tiêu theo quy trình VietGAP, thời điểm giá hồ tiêu lên tới 230.000 đồng/kg, lợi nhuận nhờ trồng hồ tiêu của gia đình đạt khoảng gần 500 triệu đồng/năm. Năm nay, do giá cả hồ tiêu bấp bênh, thời điểm vụ mùa vừa qua, dù giá hồ tiêu là 60.000 đồng/kg nhưng lợi nhuận cũng đạt khoảng 150 triệu đồng/năm…

Được biết, trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là các HTX. Sau 5 năm cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã không ngừng phát triển. Số lượng HTX từ 262 HTX cuối năm 2015 đã tăng lên 462 HTX năm 2020, trong đó có 410 HTX nông nghiệp, chiếm 88,7% trên tổng số HTX; 05 HTX thương mại dịch vụ; 14 HTX giao thông vận tải; 03 HTX xây dựng; 08 HTX tiểu thủ công nghiệp…

Cùng với đó đã thu hút 52.891 hộ vào HTX, chiếm 15,56% số hộ của tỉnh; với số vốn góp gần 300 tỷ đồng và đưa 59.517 ha vào làm ăn tập thể, chiếm 12,86% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh; tạo việc làm cho 8.947 lao động theo thời vụ. Trong đó có không ít HTX do người dân tự thành lập khi thấy được lợi ích thiết thực của mô hình HTX kiểu mới mang lại.

Đối với tổ hợp tác, tỉnh có hiện có 2.728 tổ, tăng 14,54% so với cuối năm 2015. Riêng thành lập mới 605 tổ và trên 500 tổ hợp nhất thành THT lớn và nâng qui mô thành HTX; thu hút 46.541 hộ vào THT, chiếm 13,69% số hộ của tỉnh; số vốn góp gần 20 tỷ đồng và 71.923 ha canh tác, chiếm 15,53% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh; tạo việc làm cho 7.237 lao động theo thời vụ…

Báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang cũng ghi nhận sự đóng góp hiệu quả của khu vực kinh tế HTX. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giảm vật tư đầu vào và thực hiện tốt các khâu dịch vụ, các thành viên HTX hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã thu lợi mỗi vụ ước trên 900 tỷ đồng. Hoạt động của kinh tế tập thể đã giúp giải quyết tốt các quan hệ hợp tác, giúp nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.