Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Vài nét chấm phá về bức tranh giáo dục năm 2018

PV - 15:41, 03/01/2019

Một năm nhìn lại bức tranh giáo dục Việt Nam, nhiều câu chuyện không vui như gian lận điểm thi THPT Quốc gia, bạo lực học đường, xâm hại tình dục... Tuy nhiên, không vì những tiêu cực đó mà phủ nhận những đóng góp của ngành Giáo dục trong công cuộc trồng người.

Những câu chuyện không vui

Thẳng thắn nhìn nhận, trong năm vừa qua giáo dục Việt Nam có nhiều vấn đề nhức nhối, làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng. Cụ thể như việc gian lận trong thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình về kết quả kì thi THPT quốc gia. Gian lận này khiến dư luận mất niềm tin về một kỳ thi với quy mô và tổ chức lớn như vậy.

Học sinh DTTS tiêu biểu năm 2018 ghi cảm nhận của mình tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Học sinh DTTS tiêu biểu năm 2018 ghi cảm nhận của mình tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Hay việc thầy giáo Trần Quang Cường (41 tuổi), giáo viên dạy môn thể dục Trường THCS Cẩm Thượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh “bịa” chuyện nhặt được hơn 50 triệu đồng và 23 chỉ vàng trả lại cho người mất. Cùng với đó phải kể đến vụ việc xảy ra vào ngày 28/2, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Vì cô giáo cho học sinh quỳ gối, nên 4 phụ huynh đã kéo đến trường và buộc cô giáo phải quỳ gối xin lỗi.

Ngoài ra, vụ việc xảy ra ở Trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) khi nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương-Chủ nhiệm lớp 3A5, đã cho học sinh uống nước giặt giẻ lau nếu học sinh nào nói chuyện trong lớp. Đó là hình phạt, mà cô giáo này kiểm điểm với em Phạm Phương Anh. Không chỉ vậy, ngày 25/11, cô Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã yêu cầu 23 học trò tát nam sinh lớp 6.2 Hoàng Long N. hơn 231 cái vì nói tục.

Đặc biệt hơn, vụ việc nhiều nam sinh bị thầy hiệu trưởng Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ) có hành vi dâm ô nam sinh gây xôn xao dư luận.

Còn đó những điểm sáng

Thế nhưng, bên cạnh những khoảng tối của giáo dục vẫn còn đó rất nhiều những thành tích mà ngành Giáo dục đã đạt được trong năm vừa qua. Điển hình như trong kỳ thi Olympic quốc tế Châu Á và Quốc Tế 2018, các học sinh của Việt Nam đã đoạt 13 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng. Đây là thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam khi 100% học sinh đều được huy chương mang vinh quang về cho nước nhà, để lại ấn tượng đẹp cho bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên Việt Nam có 2 trường đại học được vinh danh lọt top trường đại học có chất lượng tốt nhất thế giới. Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh là 2 trường lọt top 1.000 trường đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) .

Một tin vui nữa của ngành Giáo dục, đó là từ năm 2019 TP. Hồ Chí Minh sẽ giảm học phí THCS. Tại kì họp 12, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa IX ngày 7/12/2018 đã thông qua tờ trình của UBND thành phố, điều chỉnh mức thu học phí bậc THCS và nhà trẻ tại các trường công lập. Học phí THCS, bổ túc THCS sẽ giảm từ 100.000 đồng mỗi tháng còn 60.000 đồng, áp dụng với học sinh ở 19 quận. Trong kì họp được áp dụng từ ngày 01/01/2109 thực hiện.

Đóng góp vào điểm sáng của giáo dục cả nước, chúng ta cũng không thể không kể đến những nỗ lực của học sinh DTTS. Cụ thể, năm 2018, cả nước có 17 em thuộc 9 DTTS số đạt giải trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; 94 em thuộc 12 DTTS đạt học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia; 42 em thuộc 14 DTTS tốt nghiệp các trường học viện, đại học loại xuất sắc; 11 em học sinh DTTS rất ít người (dưới 1.000 người) tốt nghiệp trung học phổ thông và được trúng tuyển vào đại học.

Với những nỗ lực đó, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 (tháng 11/2018). Sự kiện đã ghi nhận sự nỗ lực của học sinh, sinh viên DTTS, lấy lại niềm tin của người dân vào lĩnh vực giáo dục dân tộc nói riêng và toàn ngành Giáo dục nói chung.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!