Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Nhìn từ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (Bài 11)

Thanh Huyền - 05:03, 29/06/2023

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực công tác dân tộc, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nhìn từ Kỳ họp cho thấy sự lan tỏa của chính sách dân tộc, vai trò quan trọng của Ủy ban Dân tộc đối với quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao đổi, trò chuyện với các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao đổi, trò chuyện với các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Có thể khẳng định, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS đã có bước phát triển rõ rệt, khối Đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.

Tại kỳ họp này, từ những phiên thảo luận về tình hình KT-XH, nhiều đại biểu đã dành sự quan tâm đến công tác dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719. Đây cũng là lần đầu tiên, Quốc hội lựa chọn công tác dân tộc là một trong những nội dung chất vấn. Nhiều vấn đề liên quan đến quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm chất vấn.

Với trách nhiệm là cơ quan thường trực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Chương trình MTQG 1719 được thiết kế với 10 dự án thành phần, có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào DTTS, miền núi…

Trả lời các ĐBQH về khắc phục vướng mắc trong triển khai Chương trình MTQG 1719, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 có rất nhiều khó khăn và chia sẻ với những trăn trở của tất cả các cấp, các ngành và các đại biểu, bởi chương trình rộng lớn và nằm ở địa bàn khó khăn, phức tạp. Các dự án, các chính sách được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719 bao gồm cả chính sách của giai đoạn trước còn hiệu lực.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết, trăn trở lớn nhất hiện nay là quá trình triển khai tại cơ sở, bởi có những dự án triển khai cụ thể đến tận thôn bản, từng hộ gia đình. về mặt thể chế về cơ bản các văn bản hướng dẫn đã ban hành đầy đủ, tuy nhiên không tránh khỏi trong thực tế có những vấn đề phát sinh. Do đó, Trung ương sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho địa phương. Đối với các địa phương, trong các văn bản hướng dẫn lần này sẽ tăng cường phân cấp tối đa tất cả mọi nguồn lực để cho địa phương quyết, tập trung lực lượng để triển khai.

Dõi theo phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đông đảo ĐBQH, cử tri đã bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao chất lượng nội dung trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc. Đồng thời, tin tưởng vào những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với việc thực hiện các chính sách dân tộc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đưa ra tại phiên chất vấn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại lỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trần Văn Tuấn - Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Giang cho biết, phần trả lời chất vấn đã cho thấy trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trước cử tri, Nhân dân và ĐBQH, khi đã phối hợp tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách, giải pháp để thúc đẩy thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Ông Bế Văn Hùng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đánh giá, các ĐBQH đã đặt ra những câu hỏi đúng những nội dung trọng tâm, những khó khăn vướng mắc hiện nay trong thực hiện chính sách dân tộc và Chương trình MTQG 1719. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã trả lời chất vấn đúng, cụ thể, ngắn gọn những câu hỏi mà các đại biểu đặt ra và thể hiện bản lĩnh của tư lệnh ngành - người nắm rõ, hiểu được những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của lĩnh vực mình phụ trách.

Dõi theo phiên chất vấn, cử tri Hoàng Văn Minh (tỉnh Hà Giang) bày tỏ mong muốn thời gian tới, Ủy ban Dân tộc có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để  thúc đẩy Chương trình MTQG 1719 đi vào thực tiễn, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS.

Kết luận phiên chất vấn liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn, nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà ĐBQH quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719; huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù…

Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, việc được Quốc hội lựa chọn chất vấn lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc là dịp để Ủy ban Dân tộc cung cấp thông tin tới các đại biểu, cho toàn thể cử tri và những người quan tâm đến công tác dân tộc hiểu hơn về chính sách dân tộc và những việc hiện nay Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang làm. Qua ý kiến của các đại biểu, những người làm công tác dân tộc cũng hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, hệ thống chính trị mong muốn gì về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, từ đó đề xuất, phối hợp với các bộ, ngành để triển khai trong giai đoạn tới.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận