Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Kết nối, tham mưu đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực bổ sung (Bài 6)

Thúy Hồng - Văn Hoa - 19:18, 12/06/2023

Để triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), việc huy động nguồn lực hỗ trợ, bổ sung từ các nhà tài trợ, đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ... là đặc biệt quan trọng. Với vai trò là cơ quan thường trực, chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã chủ động, tăng cường các giải pháp kết nối, tìm kiếm nguồn lực, thu hút đầu tư, bổ sung nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình.

Nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn, tạo đà phát triển cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc huy động các nhà tài trợ, các đối tác phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ... trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 là vô cùng quan trọng. Với vai trò tham mưu, chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã chủ động bằng nhiều giải pháp quyết liệt trong việc huy động các nguồn vốn bổ sung để thực hiện chất lượng, hiệu quả Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 đã chủ trì Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình MTQG 1719
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 đã chủ trì Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Khẳng định vai trò, trách nhiệm

Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết 1202020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Nghị quyết 120 của Quốc hội đã phê duyệt tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở mức tối thiểu; đồng thời tại khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ nêu rõ: “…có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình”.

Ngày 25/02/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 277/QĐ-TTg về việc ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình MTQG 1719, trong đó giao Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan tiếp tục đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Đối tác Giáo dục toàn cầu (GPE) để thu hút nguồn vốn tài trợ thực hiện Chương trình MTQG 1719 và thực hiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho Chương trình.

Theo đó, Ủy ban dân tộc đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành khác để tham mưu cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng các kế hoạch huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách gồm nguồn vốn ODA, các nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty…

Đặc biệt, với vai trò là cơ quan chủ trì Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã kiến nghị Chính phủ kêu gọi thêm các dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật, từ các nhà tài trợ nước ngoài, nhằm đóng góp thêm nguồn lực cho các dự án Chương trình MTQG 1719, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có phương pháp, sẵn sàng tham gia hỗ trợ các cơ quan chủ trì các Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần trong Chương trình.

Ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 trao đổi với các đại biểu tham dự Phiên họp kỹ thuật: “Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin, chia sẻ và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2023”
Ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 trao đổi với các đại biểu tham dự Phiên họp kỹ thuật: “Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin, chia sẻ và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2023”

Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương đã làm việc với WB tại Việt Nam, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Khung hành động chính sách và một số nội dung của khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cho hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu liên xã, phát triển nhân lực vùng DTTS và miền núi sử dụng khoản viện trợ không hoàn lại 17,5 triệu USD từ GPE và khoản vay tối thiểu 150 triệu USD từ vốn vay ưu đãi của WB.

Trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 6/6, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết: Đến nay, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bố trí đủ vốn 104.000 tỷ đồng cho giai đoạn từ nay đến 2025 từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn một số nguồn vốn khác như vốn tín dụng 19.700 tỷ, vốn địa phương đối ứng trên 10.000 tỷ; huy động vốn ngoài ngân sách khoảng hơn 2.000 tỷ từ nguồn ODA và khuyến khích một số nguồn vốn xã hội khác…

Chủ động đề xuất, kết nối 

Để tăng cường bổ sung các nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã chủ động gặp gỡ, trao đổi, làm việc với các nhà tài trợ, các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, nhằm tiếp tục nhận được những hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS để hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn, tạo đà phát triển cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Cụ thể tháng 11/2022, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tại Hội thảo này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã thông tin, với đặc thù là khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, địa hình phức tạp và bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung, sinh kế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, nhu cầu nguồn lực đầu tư lớn trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế như hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc triển khai hiệu quả, thành công chương trình rất mới này, sẽ gặp không ít những thách thức, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện. Vì vậy, việc huy động các nguồn lực xã hội trong nước và tài trợ từ các tổ chức nước ngoài để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG 1719 là vô cùng quan trọng.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Ủy ban Dân tộc với tư cách là cơ quan Chủ trì Chương trình cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ trong nước và quốc tế, các cộng đồng doanh nghiệp để nghiên cứu những giải pháp, cách làm mới, sáng tạo trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719; trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho triển khai thực hiện.

Trên thực tế, thời gian qua, nhiều quốc gia như: Phần Lan, Úc, Đức, Pháp, Ai Len, Ấn Độ...; hay các tổ chức như: WB, Cơ quan hợp tác phát triển Úc, Quỹ nông nghiệp Liên hợp quốc, Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Liên minh châu Âu... đều đã có sự hợp tác, hỗ trợ phát triển vùng DTTS và miền núi của Việt Nam. Các đối tác quốc tế cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và các tổ chức trong việc huy động nguồn lực đầu tư vào phát triển vùng DTTS và miền núi.

Việc huy động các nguồn lực xã hội trong nước và tài trợ từ các tổ chức nước ngoài để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG 1719 là vô cùng quan trọng góp phần từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho người DTTS
Việc huy động các nguồn lực xã hội trong nước và tài trợ từ các tổ chức nước ngoài để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG 1719 là vô cùng quan trọng, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người DTTS

Chia sẻ thông tin với Ủy ban Dân tộc, ông Dilip Parajiuli - chuyên gia kinh tế cao cấp, Trưởng đoàn công tác WB nhấn mạnh, ông đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Dân tộc trong các công tác chuẩn bị để có thêm các động lực trong huy động vốn từ nguồn vay ưu đãi của các đối tác phát triển. Đồng thời, khẳng WB sẵn sàng hỗ trợ Ủy ban Dân tộc trong xây dựng dự án và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ phát triển khác trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG.

Để tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng triển khai đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS” đến năm 2025, tại các địa phương, nhằm thu hút các nguồn lực vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH cho vùng DTTS.

Ngoài ra, tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật để thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã hợp tác với UNDP và tổ chức Care International để ưu tiên triển khai thực hiện các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, tích cực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hợp tác với nhóm đối tác phát triển hỗ trợ vùng DTTS và miền núi, và các đối tác quốc tế có quan tâm khác nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm quốc tế để góp phần đổi mới sáng tạo, gia tăng hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình.

“Việc huy động các nguồn lực xã hội trong nước và tài trợ từ các tổ chức nước ngoài để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình là vô cùng quan trọng”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Trong năm 2022, Ủy ban Dân tộc đã tăng cường phối hợp với 20 đoàn khách quốc tế như: Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ; Bộ ngoại giao Ai-len; Đại sứ New Zealand; Đại sứ Australia; Trưởng Đại diện thường trú UNDP; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam... nhằm tăng cường  tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho Chương trình.

Bên cạnh việc chủ động huy động các nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài, Ủy ban Dân tộc còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, kịp thời giải ngân hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi cho đồng bào các DTTS, tạo sinh kế ổn định cho người dân... 

Có thể thấy rằng, với vai trò là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong việc tham mưu, huy động các nguồn lực bổ sung, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719. 

Kết quả quan trọng từ đề xuất, chủ động thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường giải pháp thu hút đầu tư, bổ sung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, trong đó Chương trình MTQG 1719 được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan thường trực, đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của Ủy ban Dân tộc đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS. 

Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục thông tin đề cập vấn đề này trong những bài báo tiếp theo...

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại Tp. Thái Nguyên, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đến dự và chỉ đạo Đại hội.