Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Kpă Đô: Kỳ vọng sẽ gỡ được những nút thắt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

N.Thu - L.Phương - 06:59, 07/06/2023

Từ chiều 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn để thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Là tỉnh có đông đồng bào DTTS, được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm và gửi gắm nhiều sự kỳ vọng vào nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ông Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai
Ông Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai

Những năm qua, UBDT đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, KT-XH vùng DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, những khó khăn khi triển khai Chương trình MTQG 1719 cũng được UBDT đặc biệt quan tâm, phối hợp cùng với địa phương tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở, bảo đảm sự thông suốt từ Trung ương đến địa phương.

Việc triển khai thực hiện tốt, hiệu quả Chương trình MTQG 1719 là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề và có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung. Tại tỉnh Gia Lai, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự cố gắng, nỗ lực của các sở, ban, ngành và sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, quân đội và người dân trên địa bàn tỉnh, kết quả triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đã đạt  đạt được kết quả đáng ghi nhận, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Trong đó, Gia Lai đã có 91 trong số 182 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thành phố Pleiku cùng hai thị xã Ayun Pa và An Khê được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Chương trình MTQG 1719, cùng với hai Chương trình MTQG còn lại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các địa phương miền núi, còn nhiều khó khăn, tạo sinh kế, giúp đồng bào DTTS có cơ hội phát triển vươn lên.Từ đó, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Có thể khẳng định, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 sẽ có tác động tích cực, làm thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Tôi kỳ vọng, buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước về lĩnh vực công tác dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ gỡ được những nút thắt để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Cần tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động DTTS

Sóc Trăng: Cần tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động DTTS

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng, nổi bật là việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, việc thực hiện Tiểu dự án 3 này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi cùng bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.