Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Dân tộc: Nghiệm thu đề tài khoa học cấp quốc gia

Hoàng Quý - 15:18, 05/05/2021

Ngày 5/5/2021, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp quốc gia thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã chủ trì phiên họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài “Những vấn đề cơ bản, cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) nước ta” (CTDT 49.18/16-20).

 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chủ trì phiên họp
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chủ trì phiên họp

Đề tài do PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu làm chủ nhiệm; Viện nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN là cơ quan chủ trì đề tài.

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN; nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xây dựng và thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN; phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật về vùng DTTS&MN từ năm 1986 đến nay; nhận diện và phân tích những vấn đề cơ bản, cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN nước ta hiện nay; đề xuất, luận giải tính khoa học, khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật về vùng DTTS&MN và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN nước ta tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, đề tài nghiên cứu được triển khai thành 4 nội dung: Cơ sở lý luận về xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN nước ta; thực trạng xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN nước ta hiện nay; nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN; giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hiệu quả thực thi pháp luật ở vùng DTTS&MN nước ta tầm nhìn đến năm 2030.

Tại phiên họp, các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao đề tài, kết quả nghiên cứu có nhiều đóng góp cả về mặt thực tiễn và lí luận. Đề tài đã sử dụng tương đối đầy đủ các nghiên cứu cả trong và ngoài nước về pháp luật tại vùng DTTS&MN; nguồn tư liệu được sử dụng trong nghiên cứu đảm bảo sự tin cậy; kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu của đề tài… 

Hội đồng nghiệm thu kiến nghị Ban Chủ nhiệm đề tài cần phải đánh giá cấu trúc báo cáo đề tài; rà soát lại thông tin, trích dẫn nguồn những tư liệu tham khảo; có thêm kiến nghị cụ thể cho từng vùng, từng dân tộc khác nhau…

Kết thúc phiên họp, Hội đồng đánh giá đề tài được nghiệm thu ở mức “đạt yêu cầu” và đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo của đề tài.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận