Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

UBTVQH xem xét báo cáo của Đoàn giám sát về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021

PV - 10:38, 14/03/2022

Sáng nay (14/3), UBTVQH tiến hành xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.

Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”
Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã”, ngày 12/3/2019, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2019 - 2021, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành tổng cộng 47 Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trước đó, tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”, sáng ngày 24/2, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết: Về tình hình thực hiện chủ trương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021, cả nước đã thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, qua đó giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, Đoàn giám sát nhận thấy việc sắp xếp đơn vị hành chính ở một số địa phương có chậm hơn so với tiến độ theo kế hoạch. Trách nhiệm trong việc chậm trễ này có phần là do nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác sắp xếp đơn vị hành chính còn hạn chế; chưa thật sự chủ động, quyết liệt trong việc triển khai thực hiện chủ trương, quy định về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.

Liên quan đến việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, việc giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư và việc chấm dứt hợp đồng đối với người lao động đã được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, một số địa phương cho rằng, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp lớn, nhất là các địa phương sắp xếp nhiều đơn vị hành chính nên không thể làm trong thời gian ngắn. Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở một số địa phương còn lúng túng. Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có sự nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý hơn đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (sáng ngày 14/3) về xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”
Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (sáng ngày 14/3) về xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”

Về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị; đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương khẩn tưởng triển khai việc lập, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch theo quy định; các địa phương cần có kế hoạch, dự kiến phân bổ nguồn lực, kinh phí hợp lý cho công tác lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị và việc đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị.

Đánh giá chung tính hiệu quả của việc sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đã tinh gọn được tổ chức bộ máy thông qua việc giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã; sau khi sắp xếp, trên cả nước đã giảm được 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện; Đã rà soát, bố trí sử dụng những cán bộ, công chức có năng lực, trình độ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp và thực hiện tinh giản đối với những người không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; Đã chủ động thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Về ngân sách nhà nước, theo báo cáo của Chính phủ, đã tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2019-2021 khoảng 2.008,63 tỷ đồng; Về hiệu quả của công tác quản lý nhà nước: sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cơ bản đạt kết quả tốt, bảo đảm các chỉ tiêu đề ra; đồng thời, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Đoàn giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là 1 trong 2 chuyên đề giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là 1 trong 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội nói chung (gồm Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Mục đích của cuộc họp này nhằm đánh giá sơ bộ kết quả bước đầu đạt được, rà soát lại kế hoạch chi tiết, để cương, cách làm để đảm bảo chuyên đề giám sát đạt được kết quả tốt nhất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đánh giá cao cách thức triển khai của Đoàn giám sát bài bản, báo cáo tóm tắt kết quả bước đầu rất tốt. Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm và có báo cáo bổ sung như số liệu “giảm được 16.321/86.282 thôn, tổ dân phố” được tính theo phạm vi nào? Liên quan đến số liệu về ngân sách, tài sản công, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính cần có báo cáo bổ sung, “tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2019-2021 khoảng 2.008,63 tỷ đồng” cần nêu rõ hơn tiết kiệm ở đâu? Tiết kiệm như thế nào?… Chủ tịch Quốc hội kiến nghị báo cáo cần độc lập, chi tiết ở các địa phương nhằm tránh thất thoát.

Hôm nay (14/3), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.