Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ kết luận Phiên họp thứ 6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

PV - 21:21, 21/12/2021

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có phát biểu kết luận kết thúc Phiên họp thứ 6 (đợt 2) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Sau 3,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, trách nhiệm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành mục tiêu nội dung chương trình dự kiến đã đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Phiên họp thứ 6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Phiên họp thứ 6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu kết luận Phiên họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Sau 3,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, trách nhiệm của 2 đợt họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình phiên họp với nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, về chuẩn bị nội dung cho kỳ họp bất thường của Quốc hội Khoá XV. Tại phiên họp này, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động giữa các cơ quan của Quốc hội với Chính phủ cùng các cơ quan hữu quan, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến và đã nhất trí thông qua 03 nội dung cơ bản để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường, dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 01/2022:

Một là, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí việc bổ sung dự án Luật này vào Chường trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Và trên cơ sở kết quả của phiên họp, đề nghị các cơ quan hữu quan và Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, tờ trình cũng như báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội khoá XV theo trình tự thủ tục rút gọn.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Hai là chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc đường bộ Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định đầu tư toàn bộ dự án bằng hình thức đầu tư công. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề xuất thống nhất cơ quan đầu mối quản lý các dự án cũng như các dự án thành phần. Việc uỷ quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng của dự án trong bước báo cáo nghiên cứu khả thi, đồng thời cũng lưu ý Chính phủ cần bổ sung, thuyết minh làm rõ một số vấn đề của dự án về việc thực hiện bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, rà soát, điều hoà các nguồn vốn đầu tư để ưu tiên bố trí vốn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan toả, liên kết vùng và có khả năng hấp thụ vốn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, nhất là tiến độ thực hiện trong 2 năm và dự kiến gói kích thích tài khoá và tiền tệ tiền tệ 2022 – 2023. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2, còn một phần chuyển sang năm 2026.

Ba là dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ 2 đối với dự thảo Nghị quyết này. Với những chính sách đặc thù đã được Chính phủ bổ sung làm rõ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết này nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, tạo cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành phố Cần Thơ thành Trung tâm phát triển của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đât nước trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, ngoài 6 chính sách áp dụng tương tự với một số thành phố trực thuộc trung ương khác, thì trên cơ sở đề xuất của Uỷ ban Thường vụ Quốc tại phiên họp lần trước, Chính phủ đã tiếp thu trình thêm 02 chính sách rất quan trọng, có ý nghĩa không chỉ với thành phố Cần Thơ mà còn có ý nghĩa lan toả đối với cả đồng bằng Sông Cửu Long.

Riêng nội dung cho ý kiến lần 2 đối với giải pháp gói tài khoá và tiền tệ, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến tại đợt 1. Chính phủ cũng đã tiếp thu tối đa và đã có báo cáo đầy đủ, tờ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định. Về nội dung này còn phải chờ ý kiến của Bộ Chính trị, do đó, đề xuất với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ bố trí một buổi riêng trong tháng 12/2021 để xem xét, quyết định.

Như vậy, về cơ bản, cả 04 nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, sẵn sàng cho việc tổ chức kỳ họp. Trong thời gian tổ chức kỳ họp cũng sẽ dành một quỹ thời gian tương thích để các cơ quan của Quốc hội cũng như các cơ quan của Chính phủ tổng hợp, thuyết minh, giải trình và chuẩn bị các dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp theo hình thức trực tuyến.

Thứ hai, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền, mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống dịch đã được Quốc hội uỷ quyền theo Nghị quyết số 30 tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV. Cụ thế:

Một là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết gia hạn thời gian lưu trữ hàng hoá tại cửa hàng miễn thuế kho hàng của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế, hàng hoá gửi qua ngoại quan đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết

Hai là xem xét, quyết định cho phép thực hiện một số chính sách khác của Luật trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên họp trù bị, sau đó đã cho ý kiến chính thức tại phiên họp lần này. Chính phủ cũng đã có tiếp thu giải trình tối đa. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất với các nội dung giải trình của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội cho biết, có những nội dung giải trình của Chính phủ không chỉ trong nước mà ngoài nước cũng hết sức quan tâm.

Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ kết luận Phiên họp thứ 6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 3

Thứ 3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung cụ thể hoá chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội nhằm thực hiện Nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết 161 của Quốc hội Khoá XIV tại Kỳ họp thứ XI.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là những nội dung trong 107 đầu mục và các đề án chương trình mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã các định. Thứ nhất là việc sửa đổi Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trước mắt trong giai đoạn 1, chỉ điều chỉnh một số mức chi không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời các hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội. Và trong giai đoạn 2 sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, tổng thể, đồng bộ, phù hợp với lộ trình cải cách tiền lương cùng các quy định của pháp luật.

Thứ 2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và thông qua Chương trình công tác năm 2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các nội dung trong chương trình công tác đã được cụ thể hoá, từ chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, Kế hoạch số 81 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triển khai Kết luận số 19 của Bộ Chính trị và đề án định hướng những chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV, Kết luận Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Kế hoạch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời đây cũng là các ý kiến đề xuất của Chính phủ, của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quy trình nguyên tắc xây dựng dự kiến chương trình được thực hiện chặt chẽ, đã tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, các ý kiến hợp lý, đúng quy định của các cơ quan. Dự kiến chương trình đã được xây dựng một cách khoa học, phù hợp, bám sát thực tiễn nhằm đảm bảo dự kiến chương trình công tác năm 2022 được triển khai hiệu quả… Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan có liên quan (trực tiếp là Tổng Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội) tiếp thu tối đa ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong các phiên thảo luận nhằm hoàn thiện một bước nữa và tgửi xin ý kiến các uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lần cuối trước khi trình Chủ tịch Quốc hội thông qua.

Thứ 3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Chương trình hoạt động đối ngoại của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2022; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội. Việc thông qua chương trình này là nội dung thuộc trách nhiệm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội được quy định tại khoản 4 Điều 58 Luật tổ chức Quốc hội. Đồng thời là căn cứ quan trọng để các cơ quan triển khai hiệu quả, phù hợp với chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế đề ra trong năm 2022.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Uỷ ban Đối ngoại chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội cùng các cơ quan cảu Quốc hội, các cơ quan của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để tiếp thu tối đa các ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhằm hoàn tiện dự thảo chương trình.

Thứ 4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo dân nguyện tháng 11/2021 của Quốc hội với việc xem xét định kỳ hàng tháng về tình hình giải quyết việc trả lời kiến nghị của cử tri, kết quả giải tiếp công dân, kết quả tiếp nhận xử lý đơn thư và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Có thể thấy rằng, chất lượng công tác dân nguyện đang từng bước được nêng lên, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân và cử tri.

Các uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp
Các uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp

“Mặc dù công tác này mới được đưa vào nhưng với sự nỗ lực của Ban Dân nguyện, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ… chất lượng của Báo cáo ngày càng nền nếp, chất lượng dân nguyện được nâng lên” – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao Ban Dân nguyện chủ trì, phối hợp lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các cơ quan hữu quan cùng các kênh khác xây dựng Báo cáo cung cấp thông tin của cử tri gửi đến Kỳ họp bất thường của Quốc hội khoá XV.

Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa khẳng định toàn bộ nội dung dự kiến Phiên họp thứ 6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã hoàn thành. Đồng thời đề nghị sau phiên họp này, Tổng Thư ký Quốc hội coa trách nhiệm phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Uỷ ban, Ban Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội ban hành Thông báo Kết luận đợt 2 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Đồng thời hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.