Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

U Minh (Cà Mau): Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phương Nghi - 11:19, 07/09/2020

U Minh là huyện có 4/6 xã, 38 ấp thuộc bãi ngang, ven biển và các ấp đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Những năm qua, U Minh đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Qua đó, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và đổi thay thấy rõ.

Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết ở ấp 8, xã Khánh Tiến đầu tư nuôi dê sinh sản giúp gia đình chị có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết ở ấp 8, xã Khánh Tiến đầu tư nuôi dê sinh sản giúp gia đình chị có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Toản, những năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn có bước phát triển. Nhiều gia đình cần cù lao động sản xuất, tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần làm giàu cho gia đình và địa phương.

“5 năm qua, thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các xã, ấp ĐBKK, U Minh đầu tư xây dựng 78 công trình, trong đó có 75 công trình giao thông nông thôn, với tổng nguồn vốn hơn 35 tỷ đồng. Duy tu sửa chữa 46 công trình, trong đó có 15 công trình giao thông nông thôn, 31 trụ sở văn hóa với tổng nguồn vốn hơn 1,3 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL (giai đoạn 2013 - 2015) với tổng nguồn vốn được phê duyệt là 1,1 tỷ đồng, huyện đã hỗ trợ nền nhà cho 33 hộ DTTS nghèo... Với nhiều biện pháp tích cực, đến nay U Minh còn 245 hộ nghèo đồng bào DTTS, góp phần giảm hộ nghèo toàn huyện còn 3,81%”, ông Toản cho biết.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện quan tâm. Huyện đã mở 97 lớp dạy nghề cho 3.305 lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 56 lớp ngoài Đề án 1956, có 2.502 học viên; 192 lớp truyền nghề có 8.067 học viên tham gia và giải quyết việc làm cho trên 19.000 lao động, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập.

Về xóm Khmer Lớn thuộc ấp 6, xã Khánh Hòa (huyện U Minh), hình ảnh đầu tiên ghi nhận được là đời sống của bà con ngày một “thay da đổi thịt”, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ông Đào Thành, Trưởng Ban trị sự Salatel ấp 6, xã Khánh Hòa cho biết: “Những năm qua, đồng bào dân tộc Khmer ở xã luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Những nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều được quan tâm đầu tư xây đường làng, cầu giao thông, lưới điện, trạm xá, trường học, hỗ trợ vốn sản xuất… Nhờ đó, đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày một đổi thay. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”.

Còn ông Đào Từ ở ấp 6, xã Khánh Hòa có 3ha đất sản xuất lúa - tôm, trước đây, cuộc sống gia đình gặp khó khăn do thiếu vốn sản xuất, nhưng nhờ chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ vốn vay và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nuôi tôm, cá, sò huyết nên gia đình ông và nhiều hộ Khmer trong xã đã nhanh chóng thoát nghèo. 3 năm gần đây, nhờ biết áp dụng mô hình nuôi đa con trên cùng diện tích 3ha đất canh tác đã tạo thu nhập ổn định, thu nhập bình quân đạt 150 - 180 triệu đồng/năm. Giờ đây, cuộc sống của bà con Khmer nơi đây ổn định, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trưởng Phòng Dân tộc huyện U Minh Võ Hải Phận cho biết: “Từ năm 2015 đến nay, huyện đã hỗ trợ 2.138 lượt hộ DTTS mua giống, cây, con phát triển sản xuất. Bên cạnh đó còn triển khai thực hiện hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135. Theo đó, tỉnh phân vốn cho 4 xã khu vực III và xã bãi ngang ven biển số tiền hơn 4 tỷ đồng, huyện đã cấp tiền hỗ trợ 572 lượt hộ nghèo nuôi tôm, nuôi heo hướng nạc, gà nòi thương phẩm, nuôi dê, nuôi vịt biển, trồng cây ăn trái phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập”.

Tin cùng chuyên mục
Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Gốm Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận mang đặc trưng bởi nhiều nét riêng, từ cách làm cho đến cách nung để có những sản phẩm độc đáo nhất. Do vậy, làng nghề gốm ở Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng bởi những sản phẩm chất lượng, mà còn là điểm đến trải nghiệm ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước.