Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tuyên Quang: Tỷ lệ tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS giảm nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra

T. Nguyên - 05:55, 11/09/2023

Đó là đánh giá tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 489 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)” giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ban Dân tộc tỉnh tổ chức vào tháng 6 vừa qua. Vẫn còn những trăn trở khi kết quả đạt được chưa như mong muốn...

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) tuyên truyền về đẩy lùi nạn tảo hôn tới đồng bào dân tộc thiểu số thôn Làng Un
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) tuyên truyền về vấn nạn tảo hôn cho đồng bào DTTS thôn Làng Un

Từ năm 2021, Tuyên Quang thực hiện Đề án 498 gắn với Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan chủ trì tham mưu Đề án 498 phối hợp với UBND các huyện xây dựng mô hình điểm tại 7 xã thuộc 6 huyện. Đó là xã: Trung Minh, Hùng Lợi (Yên Sơn); Xuân Lập (Lâm Bình), Hùng Mỹ (Chiêm Hóa); Hồng Thái (Na Hang); Yên Lâm (Hàm Yên); Đông Thọ (Sơn Dương).

Tại các xã có mô hình điểm, từ xã đến thôn tăng cường tuyên truyền, vận động, các thôn tổ chức cho từng hộ gia đình ký cam kết không để cho con, cháu trong gia đình tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của xã tăng cường quản lý, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn; làm thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn. Các thành viên Tổ tư vấn thôn nhận rõ vai trò, trách nhiệm, sâu sát đến từng hộ dân để kịp thời nắm bắt tình hình, tư tưởng; tổ chức gặp gỡ, vận động những gia đình đang có con, em bỏ học, những trường hợp có ý định kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn.

Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình) tuyên truyền tới bà con dân tộc Mông, thôn Nà Lòa cần xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn
Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình) tuyên truyền tới bà con dân tộc Mông, thôn Nà Lòa cần xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đồng bào DTTS nói chung và người dân trên địa bàn các xã có mô hình điểm đã được nâng cao nhận thức, thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đồng bào DTTS có nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Theo bà Hoàng Thị Thắm, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, tỷ lệ tảo hôn trong vùng DTTS của Tuyên Quang có xu hướng giảm dần song vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Mục tiêu Đề án là giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn; 3% - 5% số cặp hôn nhân cận huyết thống đối với các địa bàn, các DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Tuy nhiên, mức giảm chỉ đạt 0,06%; chưa đạt mục tiêu Đề án 498 đưa ra.

Để đạt được mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh cần nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong phòng, chống tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Các sở, ngành, các cơ quan liên quan phối hợp với các địa phương đẩy mạnh và đổi mới phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào DTTS; trong đó tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tình trạng trên.

Lắp đặt pano để tuyên truyền ngăn chặn tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS
Lắp đặt pano để tuyên truyền ngăn chặn tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Từ tỉnh đến cơ sở chú trọng công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, ngăn ngừa các đối tượng có nguy cơ tảo hôn; tăng cường quản lý Nhà nước về công tác hôn nhân và gia đình; thực hiện nghiêm việc xử lý các trường hợp vi phạm về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơ sở triển khai thực hiện Đề án cần nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng. Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình điểm Đề án 498 tại các xã và trường học vùng DTTS và miền núi.

Trong thời gian tiếp theo, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục coi công tác chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền, tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện; chủ động thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.