Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bắc Hà (Lào Cai): Phát động chiến dịch phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Tráng Xuân Cường - 17:00, 05/07/2023

Ngày 5/7, tại xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng chiến dịch phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023.

Bà Chu Thị Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện phát động chiến dịch
Bà Chu Thị Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện phát động chiến dịch

Bắc Hà là huyện vùng cao, nằm ở hướng Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, là 1 trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết 30a của chính phủ. Toàn huyện hiện có 19 đơn vị hành chính, gồm 18 xã và 1 thị trấn; dân số 70.332 khẩu , thuộc 14 dân tộc anh em, trong đó DTTS chiếm 84,89% dân số toàn huyện (dân tộc Mông chiếm 47,25%, Tày 10,47%, Dao 14,00%, Nùng 8,76%, Phù Lá 3,06%, còn lại là các dân tộc ít người khác).

Trong giai đoạn 2018 - 2022, trên địa bàn huyện Bắc Hà có 303 trường hợp tảo hôn; 523 trường hợp sinh con trước tuổi kết hôn, có những trường hợp mới chỉ 13 - 14 tuổi, tập trung chủ yếu ở dân tộc Mông 80,3%, Dao 9%, còn lại 10,7% ở các thành phần dân tộc khác. Các xã có tỷ lệ cao như Cốc Ly 15,1%; Tả Van Chư 12,8%; Hoàng Thu Phố 10,5%.

Tiếng riêng từ 1/12/2022 - 30/5/2023, toàn huyện có 9 trường hợp tảo hôn, giảm 8 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022. Các xã vẫn xảy ra tình trạng tảo hôn như Bảo Nhai, Na Hối, Lùng Phình, Cốc Ly, Tả Củ Tỷ, Hoàng Thu Phố, Lùng Cải, Tả Van Chư.

Đối với phụ nữ sinh con trước 18 tuổi, 6 tháng đầu năm 2023 có 75 trường hợp, là phụ nữ DTTS tại các xã Bản Phố (7 trường hợp), Hoàng Thu Phố (3 trường hợp), Lùng Cải (10 trường hợp), Lùng Phình (6 trường hợp), Nậm Đét (4 trường hợp), Nậm Mòn (6 trường hợp), Tả Củ Tỷ (4 trường hợp), Tả Van Chư (7 trường hợp), Thải Giàng Phố (6 trường hợp), Bản Cái (1 trường hợp), Bản Liền (5 trường hợp), Cốc Lầu (2 trường hợp), Cốc Ly (7 trường hợp), Nậm Khánh (1 trường hợp) và Na Hối (4 trường hợp). Trong đó sinh con lần đầu trước 18 tuổi là 60 trường hợp, giảm 2 trường hợp so với cùng kỳ 2022.

Quang cảnh Lễ phát động
Quang cảnh Lễ phát động

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở các địa phương, thời gian qua, huyện Bắc Hà đã tổ chức 10 hội nghị, hội thảo với 1.750 lượt người tham gia, phát 1.200 tờ rơi, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu… Riêng năm 2023, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 66, ngày 28/2/2023 về việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Kế hoạch số 120, ngày 30/3/2023 triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Bắc Hà 2023.

Với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, huyện Bắc Hà tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tại nhà trường, vận động học sinh đến trường, hạn chế bỏ học, nhằm nâng cao nhận thức xóa bỏ dần các hủ tục, thói quen kết hôn sớm. UBND cấp xã chỉ đạo Công an, Tư pháp xử lý nghiêm những trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn, đưa ra kiểm điểm tại các cuộc họp dân, không xét đạt Gia đình văn hóa. Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về: Luật Hôn nhân gia đình; Luật Trẻ em; về giới tính và Sức khỏe sinh sản vị thành niên…

Sau Lễ phát động, cán bộ, đoàn viên và Nhân dân đã diễu hành trên các trục đường vào thôn, bản và trung tâm xã Cốc Lầu, hưởng ứng chiến dịch truyền thông về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.


Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.