Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

Phương Linh - 20:10, 08/08/2023

Trong thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã triển khai các giải pháp, nhằm giúp các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lâm Bình nắm tình hình về hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của người dân thị trấn Lăng Can.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lâm Bình nắm tình hình về hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của người dân thị trấn Lăng Can.

Vốn vay giải quyết việc làm là một trong những nguồn vốn tín dụng chính sách đang được Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang triển khai có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn này đã giúp hàng nghìn lao động có công ăn, việc làm ngay tại chính gia đình của mình.

Gia đình anh Nông Văn Tuyên, thôn Bản Bon, xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình) là một trong những hộ gia đình đã được hỗ trợ vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm. Anh Tuyên chia sẻ, gia đình tôi mở xưởng cơ khí tại nhà, để có vốn trang trải chi phí nhập hàng hóa, nhiều lúc tôi phải vay bên ngoài với lãi suất khá cao. Đầu năm 2022, tôi được NHCSXH chi nhánh huyện Lâm Bình cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm để đầu tư cửa hàng cơ khí, nhôm, kính, sắt. Nguồn vốn vay đã giúp gia đình tôi đầu tư trang thiết bị máy móc, tạo thêm công ăn, việc làm cho người thân, gia đình. 

Bà Trần Thị Duyên, xóm 9, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang cũng là một trong những đối tượng chính sách được Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Tuyên Quang hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng từ vốn chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH. Với nguồn vốn cho vay, bà Duyên đã đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống để phát triển nuôi chim bồ câu. Nhờ xây dựng khu chăn nuôi khép kín, áp dụng đúng quy trình chăm sóc, phòng bệnh, cứ sau khoảng 35 - 40 ngày bà suất bán một lứa. Trung bình, bà Duyên thu lãi khoảng 5 triệu đồng/tháng từ việc bán chim thương phẩm. Nhờ đó, kinh tế gia đình bà được cải thiện và ổn định hơn trước.


Nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Yên Hoa (Na Hang) được vay vốn để phát triển kinh tế.
Nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Yên Hoa (Na Hang) được vay vốn để phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang, tổng dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm đến hết ngày 31/7 trên địa bàn toàn tỉnh đạt 406,4 tỷ đồng, với 8.123 khách hàng dư nợ. Nguồn vốn cho vay chủ yếu vay giải quyết việc việc làm trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng cây, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ.... nhằm tạo việc làm và mở rộng việc làm cho lao động, và thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. 

Ngoài tập trung các chương trình tín dụng dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội  khuyến khích người dân tham gia hoạt động tín dụng cho vay làm nhà, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất, vay trang trải chi phí học tập góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Phấn đấu đến 30/9 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trung ương giao năm 2023.

Hiện nay, chương trình tín dụng chính sách giải quyết việc làm đã triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều có thể tiếp cận nguồn vốn vay. Theo ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang cho biết, tính ưu việt của các chương trình tín dụng chính sách là hồ sơ vay vốn đơn giản, thời gian cho vay dài, lãi suất cố định trong suốt thời gian vay. Bên cạnh đó, đối tượng thụ hưởng được tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận