Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang: Sản phẩm nông nghiệp khẳng định thương hiệu

Việt Hà - 11:42, 21/11/2019

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, lĩnh vực nông nghiệp của Tuyên Quang đã có bước phát triển đáng kể. Các sản phẩm nông nghiệp sạch đang dần khẳng định được vị thế trên thị trường, nhiều mô hình trang trại VietGAP đã được hình thành.

Vùng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn 1 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang)
Vùng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn 1 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang)

Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ lãi suất tiền vay trên 376 tỷ đồng cho trên 4.000 hộ, 420 trang trại, với khoản hỗ trợ trên 40 tỷ đồng. Nhờ chính sách này, tỉnh đã phát triển bền vững các vùng chuyên canh hàng hóa như: Vùng cam trên 8.000ha, vùng chè trên 8.500ha, vùng lạc trên 4.300ha, vùng bưởi trên 3.600ha, rừng trồng sản xuất nguyên liệu trên 150.000ha…

Các vùng chuyên canh hàng hóa này có quy mô thuộc Top đầu 15 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc. Thương hiệu nông sản Tuyên Quang đã được khẳng định có mặt trong nhiều siêu thị của các tỉnh, thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Một số sản phẩm điển hình phải kể đến như: Cam sành Hàm Yên thuộc Top 10 loại quả ngon nhất Việt Nam; chè Bát Tiên Mỹ Bằng; mật ong Tuyên Quang được “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2017”; cá lăng; chè đặc sản Vĩnh Tân được bình chọn danh hiệu “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2017”; bưởi Xuân Vân đứng Top 10 Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018.

Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tuyên Quang cho biết, nông nghiệp Tuyên Quang chuyển dịch mạnh sang nông nghiệp hàng hóa gắn với tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu, giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Toàn tỉnh hiện có 311ha cam, 73ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP; 702ha chè tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (SAN); 30ha cam theo hướng hữu cơ (PGS); trên 25.000ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC; 1 cơ sở chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn quốc tế GlobalGAP; có 3 cơ sở chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. 

Dự ước năm 2019, tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản (GRDP) của tỉnh ước đạt 4.765,7 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 8.407,3 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là những bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.