Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang: Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Hồng Phúc - Việt Hà - 14:00, 06/11/2020

Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân đạt 14 tiêu chí/xã, vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Phong trào xây dựng NTM khởi sắc mạnh mẽ đã tạo nên diện mạo mới cho tỉnh, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của quê hương cách mạng.

Phụ nữ thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển kinh tế
Phụ nữ thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển kinh tế

Những kết quả đáng ghi nhận

Từ một xã có điểm xuất phát rất thấp, 2/19 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 56%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,1 triệu đồng/người/năm, Khuôn Hà (Lâm Bình) đã có bước chuyển mình nhanh chóng trở thành xã đạt chuẩn NTM. 

Để hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng như xây dựng sân thể thao, nhà văn hóa, đường bê tông nội đồng... tại Khuôn Hà, nhiều hộ dân đã hiến đất để hoàn thành các công trình với diện tích trên 30.000m2. Hiện, xã Khuôn Hà đã hoàn thành 6,1km kênh mương bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông hóa hơn 3,5km đường nội đồng; 12/12 thôn đã xây dựng được nhà văn hóa; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30 triệu đồng/năm... Năm 2018, xã Khuôn Hà đã về đích xây dựng NTM, đánh dấu một kỳ tích ở xã vùng cao đầy khó khăn này.

Xác định xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp hàng hoá, Tuyên Quang đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp. Nhờ đó, tư duy sản xuất của người dân vùng nông thôn đã thay đổi, từ canh tác, chăn nuôi manh mún sang sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Nhiều sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được cấp chứng nhận thương hiệu nổi tiếng như cam sành Hàm Yên, trâu Chiêm Hoá, chè Mỹ Bằng,… Một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài. 

Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh Tuyên Quang giảm từ 27,8% đầu năm 2016 xuống còn 11,8% cuối năm 2019, bình quân hằng năm giảm 4%/năm, thu nhập bình quân đầu người nông thôn (theo giá hiện hành) đạt 2,67 triệu đồng/người/tháng (tăng 1,55 lần so với năm 2015). Đời sống người dân và diện mạo nhiều thôn bản khởi sắc, tạo động lực cho người dân tiếp tục cố gắng vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương của mình.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Tuyên Quang, với sự nỗ lực không ngừng, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, toàn tỉnh đã có 36 xã về đích NTM, chiếm 29,03% tổng số xã; 16 xã hoàn thành từ 15 - 18 tiêu chí, chiếm 12,9%; 67 xã hoàn thành từ 10 - 14 tiêu chí chiếm 54,03%; 5 xã hoàn thành từ 8 - 9 tiêu chí; không có xã đạt dưới 8 tiêu chí. 

Lấy dân làm gốc 

Lấy dân làm gốc, đưa vào chủ trương những gì người dân cần là quan điểm được Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang vận dụng một cách hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện xây dựng NTM trong suốt 10 năm qua. Đồng thời, để xây dựng NTM thực sự hiệu quả, từ năm 2014 đến nay, Tuyên Quang đã thực hiện chủ trương biệt phái cán bộ từ tỉnh về các xã hỗ trợ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. 

Nhờ đó, với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, Chương trình xây dựng NTM và phong trào thi đua “Tuyên Quang chung sức xây dựng NTM” đã tạo được sự đồng thuận, đóng góp rất lớn của Nhân dân. Được triển khai sâu rộng, phong trào góp phần chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. 

 Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Tuyên Quang, Nhân dân đóng góp trên 1.200 tỷ đồng cùng với hàng triệu ngày công lao động, hàng ngàn mét vuông đất xây dựng hạ tầng nông thôn. Và từ đầu năm đến nay, cùng với các nguồn vốn khác, Nhân dân đã đóng góp trên 45 tỷ đồng xây dựng NTM. 

Từ tinh thần tự giác của Nhân dân mà nhiều nơi, không có quỹ đất xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao, trường học, Nhân dân đã đứng ra tự nguyện hiến đất. Người dân cũng nỗ lực xóa hàng nghìn ngôi nhà tạm, dột nát để làm nên những ngôi nhà cao tầng khang trang, xây dựng hàng ngàn công trình chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh. Từ đó góp phần xây dựng lối sống ngăn nắp, nền nếp, lành mạnh ở mỗi khu dân cư.

Những kết quả này đã khẳng định vai trò của việc tập trung chỉ đạo, huy động nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án, các cơ chế chính sách, sự vào cuộc của các tổ chức tín dụng, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cùng với sự chủ động thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM của người dân. 

Dự kiến đến hết năm 2020, Tuyên Quang có thêm 11 xã về đích NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 47 xã, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, hứa hẹn trở thành một kỳ tích trong xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.