Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thông tin đối ngoại

Từng bước chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp ở miền núi

Khánh Thư - 13:35, 07/12/2022

Với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh”. Trong xu thế đó, sản xuất nông nghiệp ở địa bàn miền núi cũng phải từng bước chuyển mình, không chạy theo số lượng mà đi vào những loại cây trồng có giá trị cao.


Hội nghị toàn thể các nhóm công tác công tư (PPP) ngành hàng trong khuôn khổ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 được tổ chức ngày 5/12, tại Hà Nội
Hội nghị toàn thể các nhóm công tác công tư (PPP) ngành hàng trong khuôn khổ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 được tổ chức ngày 5/12, tại Hà Nội

Xu thế tất yếu

Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu mới đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất một cách có trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và giảm phát thải để giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tổ chức tháng 11/2021, Việt Nam cũng đã công bố cam kết quốc gia về trung hòa các bon vào năm 2050.

Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho mục tiêu này; đồng thời đảm bảo lộ trình bền vững cho an ninh lương thực dài hạn của quốc gia. Trước những thách thức toàn cầu mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cần phải phát triển và phổ biến các sáng kiến đổi mới để có thể nâng cao năng suất và tính bền vững trong chuỗi cung ứng thực phẩm và giúp ứng phó.

Nông nghiệp cũng là một nhân tố vẫn chiếm tỷ trọng khí thải lớn. Để giải quyết các tác động này rất cần sự vào cuộc của các bên, đặc biệt là khối công tư. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bên đối tác đưa nông nghiệp Việt Nam bền vững thành hiện thực.
Ông Binu Jacob
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam.

Trong lộ trình xây dựng một nền nông nghiệp xanh và giá trị gia tăng, ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị toàn thể các nhóm công tác công tư (PPP) ngành hàng trong khuôn khổ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022. Thông tin tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phục vụ 100 triệu dân Việt Nam mà còn nằm trong top 15 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu đến 190 quốc gia.

“Nền kinh tế toàn cầu mới đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất một cách có trách nhiệm. Cùng với sự hỗ trợ của các cơ chế phân phối quan trọng trong khu vực như Grow Asia, Việt Nam có thể vượt qua những thách thức khi trở thành một nền kinh tế mới nổi và thực sự đi đầu về tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp của mình”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thúc đẩy hợp tác công tư để phát triển một nền nông nghiệp xanh, đổi mới sáng tạo và gia tăng giá trị là rất cần thiết. Từ việc hợp tác này sẽ , thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tái cơ cấu ngành, chuyển đổi ngành nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, bền vững.

Đây cũng là mục tiêu hướng tới của Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 15/1/2022. Chiến lược cụ thể hóa định hướng của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn chặt hơn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những cơ hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường.

Thúc đẩy chuyển dịch ở miền núi

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án trong giai đoạn 2021 – 2030. Đối với các tỉnh miền núi, việc triển khai Chiến lược được nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các đối ác nước ngoài cũng như lãnh đạo các địa phương nhấn mạnh đến việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG).

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Từng bước chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp ở miền núi 2
Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc không thể đi vào sản lượng mà phải đi vào những loại cây trồng có giá trị cao. (Trong ảnh: Đặc sản gạo Séng Cù của Mường Khương, Lào Cai đã được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý)

Gần đây nhất (ngày 20/6/2022) Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm miền núi phía Bắc gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tham gia hội thảo có đại diện các Bộ: NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Ngoại vụ, Y tế; đại diện tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và các đối tác phát triển và một số tổ chức quốc tế khác; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc…

Hội thảo được tổ chức là nhằm giới thiệu Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số giải pháp cho khu vực miền núi phía Bắc; tham vấn ý kiến của các đại biểu về kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030 và chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống lương thực thực phẩm tại các tỉnh miền núi phía Bắc; kêu gọi sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong việc phát triển hệ thống lương thực thực phẩm tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đặc biệt, tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) và ông Rémi Nono Womdim , Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đều thống nhất ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo này đối với việc chuyển đổi ngành nông nghiệp ở các tỉnh miền núi. Cả hai ông đề xuất tập trung thảo luận việc thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 gắn với việc thực hiện Chương trình MTQG.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Từng bước chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp ở miền núi 3
Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý là một trong những nội dung của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Mô hình trồng sâm Lai Châu tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường)

Từ đề dẫn này, các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến tập trung vào tổng quan kế hoạch triển khai Chương trình MTQG như: Cách thức thay đổi từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển hệ thống lượng thực thực phẩm gắn với thị trường và đảm bảo tiếp cận thực phẩm giàu dinh dưỡng cho địa phương; làm sao để gắn kết phát triển hệ thống lương thực thực phẩm vào Chương trình MTQG ở vùng miền núi phía Bắc…

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG, đối với Tây Bắc không thể đi vào sản lượng mà phải đi vào những loại cây trồng có giá trị cao, là loại cây trái vụ và khác biệt so với địa phương khác, quốc gia khác thì mới thắng lợi được. Như tỉnh Lai Châu, lựa chọn phát triển cây mắc ca, chè, chuối..., giảm một số loại cây khác và sự phát triển đó phải gắn chặt với doanh nghiệp từ khâu sản xuất tới khâu chế biến.

Về việc thực hiện dự án phát triển cây dược liệu(như Sâm Lai Châu) trong Chương trình MTQG, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu mong muốn có sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đồng hành với tỉnh. Đánh giá cao quan điểmvà ý kiến của tỉnh Lai Châu đã đưa ra, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAOtại Việt Nam cho biết, đơn vị sẽ xem xét các dữ liệu đã được chia sẻ tại hội thảo và khẳng định, FAO sẽ cam kết đồng hành các nội dung đã thảo luận.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Nâng cao vai trò kinh tế của phụ nữ (Bài cuối)

Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Nâng cao vai trò kinh tế của phụ nữ (Bài cuối)

Để thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS, cùng với việc nâng cao điều kiện sống hiện tại thì việc nâng cao vai trò kinh tế của phụ nữ, là rất quan trọng. Đây cũng là mục tiêu của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: 2021 – 2025.