Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Chi Lăng (Lạng Sơn): Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm (Bài 2)

Văn Hoa - 15:30, 28/07/2023

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đặt ra các mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đặc biệt ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như tuyên truyền, vận động để người dân chung tay thực hiện Chương trình.

Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Phùng Văn Nghĩa cho rằng, cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS, để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cùng với chính quyền thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Phùng Văn Nghĩa cho rằng, cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS, để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cùng với chính quyền thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Phân bổ nguồn vốn kịp thời

Thực hiện các nghị quyết, quyết định, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của HĐND tỉnh, UBND tỉnh về thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có Chương trình MTQG 1719, UBND huyện Chi Lăng đã tổ chức quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân ở các địa bàn thụ hưởng sự đầu tư hỗ trợ của Chương trình. 

Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện Chi Lăng, giai đoạn 2021 - 2025 do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban chỉ đạo; 100% xã, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã theo quy định; phân công, phân nhiệm rõ ràng cơ quan chủ trì các chương trình MTQG và công tác phối hợp thực hiện các Chương trình.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai các dự án thành phần, đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp đối tượng hỗ trợ và nội dung thực hiện. 

Trên cơ sở các hướng dẫn của Trung ương, quyết định giao vốn Chương trình MTQG của tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Chi Lăng đã tham mưu trình HĐND huyện ban hành các nghị quyết và quyết định về việc phân bổ vốn các chương trình MTQG huyện Chi Lăng giai đoạn 2021 - 2023 và các năm 2022, 2023. Theo đó, tổng kế hoạch phân bổ vốn riêng cho Chương trình MTQG 1719 năm 2022 là  51,155 tỷ đồng; năm 2023 là  99,394 tỷ đồng.

Ngoài việc tự kiểm tra, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn, Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng (Lang Sơn) đã trực tiếp kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. (Ảnh: Bình Yên)
Ngoài việc tự kiểm tra, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn, Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng (Lang Sơn) đã trực tiếp kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. (Ảnh: Bình Yên)

Huyện cũng đã đẩy mạnh thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch trong phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Ngoài việc tự kiểm tra, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn, Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng thường xuyên trực tiếp kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn các xã. 

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết, huyện sẽ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, cấp bách nhất ở vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, huyện ưu tiên cho các địa bàn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng thiết yếu; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và không để trùng lặp, chồng chéo giữa các dự án, chương trình hỗ trợ.

Đặc biệt, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy ý chí tự lực, tự cường, tạo sự đồng thuận của người dân trong việc tham gia triển khai thực hiện các chương trình, dự án của Chương trình MTQG 1719; hạn chế tối đa tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

"Việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào DTTS là điều hết sức cần thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ làm công tác dân tộc cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS, để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cùng với chính quyền thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719". Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Phùng Văn Nghĩa nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.