Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: Hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng tham gia mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thiên An - Mỹ Dung - 19:11, 30/08/2022

Chiều ngày 30/8, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND huyện Chi Lăng tổ chức chương trình hỗ trợ kinh phí cho trẻ em và gia đình tham gia thực hiện thí điểm mô hình gia đình nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thời hạn trên địa bàn huyện Chi Lăng năm 2022.

Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng trao kinh phí hỗ trợ trẻ em trên địa bàn
Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng trao kinh phí hỗ trợ trẻ em trên địa bàn

Hỗ trợ kinh phí cho trẻ em và gia đình tham gia thực hiện thí điểm mô hình gia đình nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thời hạn trên địa bàn huyện Chi Lăng năm 2022 là hoạt động ý nghĩa, nhân văn nằm trong Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022.

Trong chương trình, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn cùng lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng đã trao kinh phí hỗ trợ cho 20 trẻ em và gia đình tham gia thực hiện thí điểm mô hình. Mức kinh phí hỗ trợ một lần để mua sắm đồ dùng cá nhân cho trẻ em là 700.000 đồng/trẻ; hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng hằng tháng đối với trẻ em và đối với người chăm sóc bằng mức chuẩn trợ cấp trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Thời gian thực hiện trợ giúp cho trẻ và gia đình chăm sóc trẻ từ tháng 7 đến tháng 12/2022.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...