Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tin tức

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật

PV - 11:07, 07/08/2019

Ngày 6/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp nghe Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan giải trình về “Trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật”.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhìn nhận, đời sống người cao tuổi, người khuyết tật còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước. Mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật còn thấp, bằng khoảng 30% so với chuẩn nghèo thành thị và 40% chuẩn nghèo nông thôn. Số lượng người cao tuổi, người khuyết tật được chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội còn ít. Cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật còn thiếu thốn, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức...

Tại phiên họp, các đại biểu đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan đến độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, mức độ hỗ trợ đối với người cao tuổi; vấn đề chăm sóc người tự kỷ, người tâm thần…

Đồng thời, qua thảo luận tại phiên họp, nhiều đại biểu nhấn mạnh các bất cập, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật là do một số bộ, ngành, đặc biệt là vai trò chủ trì của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước.

Các đại biểu đề nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục quan tâm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật nhằm đáp ứng với thực trạng già hóa dân số, gia tăng số lượng người khuyết tật và các dạng dị tật mới. Quan tâm hơn trong việc quyết định phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm dành cho công tác này.

Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng mức trợ cấp xã hội trong mối tương quan với chuẩn nghèo, đồng bộ với quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Sớm nâng mức trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi, người khuyết tật thuộc diện bảo trợ xã hội phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và đời sống của đối tượng, công bằng nhưng không cào bằng.

BTK